Theo thư ký điều hành của Hội đồng kinh doanh Trung Quốc — ASEAN Xu Ninnin, Trung Quốc-ASEAN cần thống nhất nỗ lực để hành động của Mỹ không làm ảnh hưởng các chuỗi cung ứng toàn khu vực. Theo ý kiến của phía Trung Quốc, việc hợp tác trong lĩnh vực sản xuất giữa Trung Quốc và các nước ASEAN ngày nay mang tính thiết yếu đặc biệt.
Kế hoạch phát triển sản xuất của các doanh nghiệp được thực hiện trong một thời gian dài, nhưng trong tình hình hiện nay hướng hợp tác của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á có thể có thêm một động lực mạnh mẽ hơn nữa. Những triển vọng mới đang mở ra cho việc thực hiện các dự án được chuẩn bị bởi chính quyền khu tự trị Choang Quảng Tây (Trung Quốc) ở gần biên giới với Việt Nam. Đặc biệt, đó là về việc tạo ra các khu công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam. Hàng hóa sản xuất ở đó phù hợp với các thông lệ quốc tế, xuất xứ hàng hoá sẽ có nhãn "Made in Việt Nam", và do đó — không phải chịu mức thuế hạn chế của Mỹ. Ngoài ra, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, mà Mỹ không gây ảnh hưởng, tăng cường sự ổn định kinh tế của các đối tác. Tuy nhiên, liệu điều này có dẫn đến việc Mỹ sẽ gây áp lực chính trị lên Hà Nội và cản trở sự phát triển quan hệ Trung Quốc — Việt Nam? Nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới thuộc Viện Hàn lâm về quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Chen Fenin trong bình luận với Sputnik cho thấy một kịch bản như vậy không thể được loại trừ.
Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt chủ yếu với một vấn đề — những hành động đơn phương của Mỹ, như phát động một cuộc chiến tranh thương mại chống lại châu Âu và một số nước khác ở Bắc Mỹ cùng với Trung Quốc. Rõ ràng, chúng ta không thể thay đổi nước Mỹ, chúng ta chỉ có thể thay đổi chính mình. Những thay đổi này là sự thúc đẩy tích cực việc hợp tác khu vực đa phương. Mỗi quốc gia sẽ thu được lợi ích quốc gia của riêng mình. Mặc dù Hoa Kỳ gây áp lực, mỗi quốc gia có những kế hoạch riêng để tìm kiếm cơ hội mới để phát triển. Hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam là một ví dụ. Đối với kế hoạch của Mỹ gây ra những trở ngại cho sự hợp tác như vậy, tôi nghĩ rằng vấn đề có tồn tại. Tuy nhiên, bất kể vị trí và quan điểm của Hoa Kỳ, hợp tác đa phương, hợp tác song phương và khu vực sẽ tiếp tục phát triển. Nên hiểu rõ rằng nền kinh tế toàn cầu dựa trên lợi ích chung, nếu bất cứ nước nào không hướng tới sự phát triển, trong trường hợp này, họ sẽ tồn tại trong sự bảo thủ và đóng cửa. Mặt khác, nếu có mong muốn phát triển, thì sự phát triển như vậy chỉ có thể xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi.
Những thay đổi môi trường bên ngoài góp phần vào việc tăng cường hợp tác đa phương ở châu Á. Một mặt, chúng ta phải phấn đấu để thống nhất trong nội bộ châu Á, mặt khác không nên bỏ qua sự phát triển hợp tác với các tác nhân bên ngoài. Trong thực tế, ở châu Á đã có các cơ chế hợp tác khu vực tốt, chẳng hạn như hợp tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) và "Một vành đai — một con đường". Mặc dù một số quốc gia không hài lòng với một số sáng kiến, tất cả điều này có thể được thảo luận và tìm ra sự thỏa hiệp. Rõ ràng là bất kỳ dự án nào không thể ngay lập tức được hoàn hảo, nó đòi hỏi một sự tìm kiếm chung và liên tục cho các giải pháp.
Thống kê thương mại xác nhận rằng sự quan tâm của Trung Quốc và ASEAN lẫn nhau trong tình hình kinh tế thế giới khó khăn hiện nay đang gia tăng đều đặn. Trong năm tháng đầu năm nay, thương mại của Trung Quốc với các nước ASEAN tăng 20%, trong khi cùng một lúc, sự phát triển của thương mại nước ngoài của Trung Quốc tổng thể tăng lên tới 16, 8%. Thương mại của Trung Quốc với các nước EU tăng 15,1. Tăng thấp nhất là buôn bán với Mỹ — 13,1%. Và đó là chưa tính đến cuộc chiến tranh thương mại toàn diện mà Tổng thống Trump phát động.