Nhờ đề án quốc tế về nghiên cứu khoa học và Phòng thí nghiệm Avante ở Cremona (Avantea di Cremona) với trợ giúp của phương pháp công nghệ Sinh học có cơ may cứu vãn loài động vật quý hiếm này. Sputnik Italy đã xác minh thông tin chi tiết qua cuộc đàm đạo với GS Cesare Galli, sáng lập gia kiêm Trưởng phòng thí nghiệm, cũng là đồng tác giả của công trình nghiên cứu quốc tế quan trọng đã công bố trên tạp chí Nature Communications.
— Đề án có lịch sử lâu dài, khởi đầu ở Berlin từ năm 2006, các đồng nghiệp Đức của chúng tôi đã nêu ý tưởng rút tế bào trứng, nhưng họ không đủ nghiệp vụ như vậy trong lĩnh vực phôi thai học, như chúng tôi. Năm 2014, chúng tôi đã được thu hút vào công việc với tư cách một phòng thí nghiệm, và khi thu thập được các tế bào trứng thì chuyển giao ngay cho chúng tôi theo kiểu "chạy tiếp sức". Nhận được tế bào trứng rồi, qua 4 năm chúng tôi đã có thể xác định được thời hạn thụ tinh. Việc này không đơn giản vì chúng tôi không có dữ liệu về loài này, cần từng bước thích nghi công nghệ mà chúng tôi đã sử dụng với ngựa và các đại gia súc có sừng như trâu bò.
Chúng tôi bắt đầu làm việc với tê giáctrắng phương Bắc vào năm 2015, nhưng loài này là chỉ còn lại 2 con cái, mà công nghệ thì vẫn chưa đủ phát triển, vì vậy chúng tôi quyết định bắt đầu với con cái của loài tê giác phương Nam. Đến năm 2017, chúng tôi nhận được những phôi đầu tiên của tê giác đực và cái phương Nam. Sau đó, chúng tôi bắt đầu sử dụng tinh trùng đông lạnh của tê giác trắng phương Bắc, và tại thời điểm này thu nhận được số lượng phôi hạn chế nhưng đầy đủ giá trị. Chúng tôi còn phải hoàn thiện kỹ thuật lấy mẫu trứng vì từ 100 nang thu giữ chỉ nhận được 25 trứng, đó là tỷ lệ thấp. Nhiệm vụ còn phức tạp hơn bởi thực tế đây là giống vật khổng lồ.
Ban đầu, kỹ thuật cấy phôi phôi còn chưa được tinh thông, vì vậy chúng tôi sử dụng những phôi đầu tiên của tê giác phương Nam để lấy tế bào gốc. Từ đó có thể thu nhận giao tử, mà trong triển vọng dài hạn dành cho đa dạng sinh học lớn hơn nữa, có thể sử dụng tế bào soma, mà chúng ta cho cấp đông trước khi loài vật tuyệt diệt. Chỗ chúng tôi có tế bào của 13 động vật, chúng tôi dự kiến biến thành tế bào gốc của phôi và sau đó sử dụng kỹ thuật cảm ứng tế bào gốc nhân bản đa năng (iPS)
Sputnik: Vậy có thể nói rằng nhóm của GS đã thành công trong việc hồi sinh một loài vật gần như tuyệt chủng. Khi nào sẽ xuất hiện những con tê giác sơ sinh đầu tiên?
— Tê giác sơ sinh đầu tiên sẽ là giống lai từ con cái phương Nam và con đực phương Bắc. Thời kỳ mang thai kéo dài 16 tháng, và trong ba năm tới ta cần nhận được mấy con tê giác nhỏ đầu tiên. Còn thêm một năm chúng tôi sẽ phát triển kỹ thuật cấy phôi, quy trình phức tạp vì kích thước khủng của con vật. Trong triển vọng ngắn hạn, mục tiêu của chúng tôi là ký kết thỏa thuận với Kenya và được quyền tiếp cận hai con tê giác cái đại diện của loài phương Bắc để nhận được trứng và tạo phôi sạch.
Sputnik: Sinh sản nhân tạo liệu có thể giúp cứu vãn các loài khác trên bờ vực tuyệt chủng? Phương pháp này có hay được sử dụng không, thưa GS?
- Như cách chúng tôi làm thì còn hiếm. Những công nghệ này chưa bao giờ sử dụng với động vật có vú lớn, tối đa là thụ tinh nhân tạo chứ phôi thì chưa bao giờ được sản xuất, nhưng công việc của chúng tôi chứng tỏ đây là việc khả thi. Tức là, có thể áp dụng với cả những loài khác, mà số con rất thấp. Có loài tê giác Sumatra gần như tuyệt chủng, có lẽ chúng sẽ là ứng viên đầu tiên. Vẫn còn đại diện của họ mèo bị đe dọa tuyệt diệt. Nếu thành công thì nghiên cứu của chúng tôi hữu ích không chỉ với tê giác trắng mà những công nghệ này có thể được áp dụng cả với những quần thể động vật khác có số lượng còn lại cực kỳ ít.