Mỹ tin F-111 là "siêu cường kích bất khả chiến bại"
Trong cuộc chiến tranh phá hoại (CTPH) miền Bắc VN bằng KQ với "sức mạnh không thể tưởng tượng nổi", nhưng chỉ từ năm 1965 đến 1967 mà Lầu Năm Góc đã phải hứng chịu hết bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Từ thiệt hại quá sức chịu đựng khi hàng ngàn phản lực cơ bị hạ với đủ các loại tối tân nhất (trừ mỗi loại trinh sát SR-71 thì lại không ném bom được) đến tổn thất nhạy cảm nhất với hàng ngàn phi công lão luyện được đào tạo rất tốn kém mà vẫn liên tục bị thương vong và rơi vào tay đối phương.
Các tướng lĩnh Mỹ đặt ra yêu cầu phải chế tạo 1 loại máy bay chiến đấu hơn hẳn những loại khác đã có để mong chế áp được hệ thống phòng không của VN đang ngày càng có hiệu quả hơn và nâng cao sĩ khí đang không ngừng giảm sút trong đội ngũ phi công của họ.
Six F-111A were sent in Vietnam for testing in real combat, three aircraft were lost due to malfunction in the stabilizer, not by enemy action. In'72 the F-111s back in Vietnam, and participated at Linebacker. One F-111 could carry the bomb of four F-4!(p https://t.co/ieQVIZuotg) pic.twitter.com/VP06GNIimH
— LaRoccaMax (@LaRoccaMax) 22 июня 2018 г.
Cường kích F-111 của Không quân Mỹ tham chiến tại Việt Nam
Đây là loại máy bay cường kích hạng nặng, tốc độ siêu âm "cánh cụp, cánh xòe" đầu tiên trên thế giới, tối tân nhất của Mỹ lúc bấy giờ, mới được sản xuất với số lượng rất ít và trang bị cho KQ Mỹ từ cuối năm 1967.
Giá một chiếc F-111 theo thời giá lúc đó là 15 triệu USD, đắt tiền còn hơn cả 1 chiếc B-52. So với các loại máy bay mà KQ Mỹ thường sử dụng đánh phá ở VN trước đó như A-4, A-6, F-4, F-105… thì F-111 ưu việt hơn hẳn.
Bởi lẽ, nó có tốc độ bay nhanh hơn ở độ cao lớn (khi cánh cụp, tốc độ hơn 300 m/s), khi cánh xòe ở độ cao thấp cũng là 220-250 m/s, trang bị nhiều loại khí tài điện tử hiện đại hơn như thiết bị gây nhiễu ALQ-101 có công suất lớn ở các dải tần khác nhau, tạo được cả 2 loại nhiễu tạp và nhiễu xung trả lời…
F-111 Aardvark #f111 #aardvark #usaf #usairforce #airforce #gulfwar #vietnam #avgeek #aviation #aviationphotograph… pic.twitter.com/72COtvZklW
— Izul (@TAKASHIZULFIKAR) 28 марта 2016 г.
Máy bay F-111 dài 22,40 m, sải cánh 19,20 m (khi cụp là 9,74 m), trang bị 2 động cơ phản lực đạt tốc độ lớn nhất 2.700 km/h với độ cao tối đa 18.000m, có thể bay thấp 200-500 m (theo quảng cáo, thậm chí cực thấp đến 70-80 m), uốn lượn theo địa hình với tốc độ 300m/s.
Máy bay có 2 người lái, trọng lượng cất cánh tối đa 41,5 tấn với 10 tấn vũ khí các loại (gấp 4 lần F-105), có thể mang cả bom hạt nhân, tầm bay xa 5.000 km…
Happy Birthday United States Air Force! #USAF #FlyGirlsTheSeries
— FlyGirls (@FlyGirlsWW2) 18 сентября 2016 г.
Aircraft of the Vietnam War: F-111 Aardvark pic.twitter.com/bzXk9tGXFM
F-111 "cánh cụp, cánh xòe"
Nhưng chỉ sau 10 ngày, chiếc F-111 đầu tiên đã bị rơi ở phía tây Hà Tĩnh mà người Mỹ giải thích là do "tai nạn", còn VN cho biết là do pháo cao xạ (PCX) của Trung đoàn 280 bắn hạ.
Ngày 30-3-1968, hỏa lực tên lửa phòng không VN lần đầu tiên đã bắn rơi 1 chiếc F-111 trên bầu trời Hà Tây: đây là trận đánh xuất sắc của tiểu đoàn tên lửa 64 chỉ bằng 2 quả đạn, bám sát bằng tay đã tiêu diệt chiếc F-111 cánh cụp, cánh xòe bay ở độ cao rất thấp.
Đến cuối tháng 4/1968 thì chiếc F-111 thứ ba lại bị rơi trong 1 phi vụ ở miền Bắc VN mà KQ Mỹ một mực giải thích là do "trục trặc kỹ thuật". Chỉ trong vòng 1 tháng, với 55 phi vụ mà đã có tới 3 chiếc F-111 bị rơi khi thử sức lần đầu ở chiến trường VN thì dù với lý do nào Lầu Năm Góc cũng không thể chấp nhận được.
KQ Mỹ đành phải cấp tốc rút số còn lại về nhà máy để tiếp tục "nghiên cứu hoàn thiện" loại siêu cường kích này… Sau thất bại cay đắng đầu tiên tại Việt Nam, loại F-111 đã phải trải qua sửa đổi toàn diện cả về kỹ thuật và chiến thuật đến tận năm 1972 nó mới quay lại chiến trường cũ.
Khi mở cuộc CTPH lần 2 ở miền Bắc VN năm 1972, KQ Mỹ điều 48 chiếc F-111 đã được hoàn thiện hơn sang căn cứ ở Thái Lan và bắt đầu các phi vụ đánh đêm ở vùng tây bắc VN.
Quyết không để chúng lộng hành, các đơn vị PK của ta đã nghiên cứu phương án đánh loại máy bay nguy hiểm này. Kết hợp với hệ thống radar cảnh giới có sẵn, ta triển khai 60 trạm quan sát ở tất cả những nơi mà F-111 có thể bay qua và nối liên lạc chặt chẽ với hàng trăm trận địa trực chiến…
Và "cánh cụp, cánh xòe" dù tối tân đến mấy cũng không thể tránh được mạng lưới PKND thiên la địa võng của VN. Đêm 28/9/1972, bộ đội PCX 37 ly phục kích diệt 1 chiếc F-111 ở Yên Bái và đêm 16/10 súng máy 12,7 ly của dân quân Vĩnh Phú đã bắn rơi thêm 1 chiếc F-111.
Ngoài lực lượng cao xạ và SMPK, một số tiểu đoàn tên lửa được lệnh cơ động phục kích, đón lõng những đường bay của F-111 thường bay qua các khu vực như Tiên Yên (Hà Bắc), đông nam dãy Tam Đảo…
Theo dõi và nắm chắc hoạt động của địch, ngày 15/10/1972, tiểu đoàn tên lửa 59 khi trực chiến đã quay anten về lõng núi đông nam Tam Đảo phục sẵn. Nửa đêm, radar trinh sát của tiểu đoàn phát hiện 1 chiếc F-111 bay thấp 500m lao vào rất nhanh đã kịp thời báo động cho đài điều khiển bám sát mục tiêu ở cự ly 18 km.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12/1972, 5 chiếc F-111 đã bị quân và dân miền Bắc VN bắn rơi, trong đó có 2 chiếc do DQTV sử dụng vũ khí bộ binh tiêu diệt (Hà Tây, đêm 20/12/72 bằng súng máy 12,7 ly và Hà Nội đêm 22/12/1972 bằng súng máy 14,5 ly).
Theo số liệu tổng kết của VN, trong cuộc CTPH lần 2 ở miền Bắc VN đã có 10 chiếc F-111 bị bộ đội tên lửa, cao xạ và lưới lửa PKND ta bắn hạ ở độ cao thấp dưới 500 m.
Theo nhận xét của các chuyên gia quân sự, hiệu quả chiến đấu của loại F-111 ở VN không có gì đặc biệt hơn các loại máy bay khác ngoài việc gây căng thẳng ban đêm cho dân thường và các kíp phòng không trực chiến của VN, tương tự như loại A-6 của Hải quân Mỹ vẫn thường dùng trong cả 2 cuộc CTPH của Mỹ.
Chưa kể là với kích thước và trọng lượng lớn hơn (A-6 chỉ dài 16,6m và nặng 27,5 tấn) nên F-111 lại trở thành mục tiêu rõ hơn cho các loại súng bộ binh và PCX cỡ nhỏ của VN.
#USAF F-111 #Vietnam War pic.twitter.com/1YptszJCgV
— MIRAGEC14 (@JMESPARCIA) 20 февраля 2015 г.
Trong chiến dịch cuối năm 1972, KQ Mỹ sử dụng F-111 thực hiện những phi vụ đánh xen kẽ giữa các đợt B-52, chủ yếu nhằm vào các trận địa phòng không và sân bay VN nhưng lại bị bắn hạ nhiều hơn loại A-6 (5 chiếc F-111 bị rơi so với 4 chiếc A-6), chứng tỏ nó không mạnh như quảng cáo của Lầu Năm Góc và đã không thể làm thay đổi cục diện chiến trường.
Sau chiến tranh VN, F-111 tiếp tục được nâng cấp (thành các biến thể F-111 E, F và G) rồi sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến Libya năm 1986, Irac năm 1991…Tại những chiến trường này, do không gặp các hệ thống PK có hiệu quả như VN, máy bay cánh cụp, cánh xòe Mỹ có thể hoạt động thuận lợi hơn và hầu như ít bị thiệt hại.
Tuy F-111 được KQ Mỹ coi là loại máy bay "An toàn nhất trong chiến tranh VN" do đã "thực hiện hàng ngàn phi vụ ở đó mà chỉ có khoảng 10 chiếc bị rơi", nhưng từ cuối năm 1972 đã bị Quốc hội Mỹ đánh giá là 1 chương trình thất bại lớn.
Đến năm 1996 thì máy bay F-111 cánh cụp cánh xòe bị loại khỏi trang bị của KQ Mỹ. Thế là loại máy bay cánh cụp, cánh xòe đầu tiên trên thế giới, hiện đại nhất lúc đó của Không lực Hoa Kỳ đã không làm nên trò trống gì trên chiến trường VN.
Chẳng những thế, chúng còn bị bắn rụng bằng mọi loại vũ khí phòng không, từ rồng lửa SAM-2, pháo cao xạ các cỡ đến cả những loại vũ khí bộ binh thông thường trong tay các chiến sĩ VN dũng cảm và không hề lùi bước trước bất cứ kẻ thù nào dù chúng có được trang bị tối tân đến đâu!
Đại tá Nguyễn Thụy Anh — Cục Khoa học Quân sự / BTTM
Theo: Thời Đại