Lá nhân tạo là một thiết bị có khả năng chuyển hoá năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học tích trữ trong nhiên liệu H2 (273 KJ/mol H2) thông qua quá trình quang phân tách nước biển.
Nhiên liệu H2 sau đó được lưu trữ, vận chuyển và sử dụng trong pin nhiên liệu. Sản phẩm của quá trình sử dụng nhiên liệu này chỉ là H20. Đặc biệt, công nghệ này không hề gây ô nhiễm môi trường.
Thiết bị này là kết quả nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Quang Liêm (Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam) và TS. Trần Đình Phong (Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam).
Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc chế tạo 1 phiên bản lá nhân tạo với hiệu suất từ H2 là 3%. Chiếc lá nhân tạo này có khả năng làm việc ít nhất 10h. Lá được chế tạo dễ dàng với lượng lớn các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như Si, Co, W, Mo.
Một điểm đáng chú ý khá nằm ở việc lá nhân tạo được tạo thành nhờ quá trình "tự gắn kết xúc tác" đơn giản dưới ánh mặt trời. Do đó, nó có khả năng mở rộng để chế tạo với lượng lớn.
Hiện các nhà khoa học đang tìm cách nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm làm tăng hiệu suất tạo H2 lên 10%, độ bền hơn 1.000 giờ và khả năng tự sửa chữa của chúng. Bên cạnh đó, các chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng đang tìm cách tích trữ H2 dưới dạng lỏng hoặc chất rắn với các "chất mang" phù hợp.
Theo: Vietnamnet