Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hải Phòng. Năm 1982 ông theo học và tốt nghiệp và năm 1985 tại Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đến năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.
Trường đại học nơi ông theo học là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu thế giới về chuyên gia trong ngành địa chất. Trường được thành lập tại Moscow vào năm 1918, giảng dạy cho 30.000 kỹ sư, trong đó có 1.300 sinh viên quốc tế tới từ 78 quốc gia trên thế giới.
Trong thời gian theo học ở Moscow, ông Vượng gặp được những người bạn cùng chung chí hướng làm giàu. Một ngày chủ nhật đầu thu tháng 8/1993, giữa thời điểm Liên Xô cũ xảy ra khủng hoảng, nhóm 5 sinh viên Việt Nam trên chiếc Lada đỏ, vượt qua quãng được gần 1.000km, tới Kharkov lập nghiệp.
Cùng với Volga, dòng xe Mercedes của khối Xã hội chủ nghĩa, những chiếc Lada phát triển cực thịnh vào những năm 1990 khi có sức tiêu thụ lên tới hơn 18 triệu xe, một nửa dành cho xuất khẩu. Khi ấy, biểu tượng chú hươu trắng sải chân chạy của Volga và con tàu người Viking của Lada trở thành lời khẳng định cho sự thành công, giàu có và khát vọng của những người Liên Xô.
Thành công từ Thăng Long đưa đến quyết định kinh doanh mì ăn liền, Tháng 8/1995, trên mặt bằng một xưởng sản xuất xe tăng cũ từ thời Liên Xô, nhà máy mì Mivina số 0 bắt đầu lắp đặt dây chuyền sản xuất đầu tiên. Tháng 12/1995, những gói mì với 4 vị đầu tiên gồm mì bò, mì tôm, mì nấm, mì gà mang thương hiệu Mivina ra đời.
Từ năm 1998-2005, Technokom phát triển thêm 6 nhà máy, bao gồm 3 nhà máy sản xuất mì tôm, 1 nhà máy gia vị và 2 nhà máy in bao bì. Tính đến năm 2004, doanh thu của Technokom đạt 150 triệu USD/năm.
Theo: Nhịp sống kinh tế