Sputnik: Ông đánh giá như thế nào về cuộc gặp gỡ giữa hai tổng thống Liên bang Nga và Hoa Kỳ? Liệu sự kiện này có giúp thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa giữa hai cường quốc?
Jiří Janáček: Các cuộc họp tương tự cần được tổ chức nhiều lần nữa trong tương lai. Trong vòng ba mươi năm qua, thế giới đã có những thay đổi, Chiến tranh Lạnh từ lâu đã kết thúc.
Sputnik: Cuộc họp có phải là một bước ngoặt trong quan hệ giữa Nga và phương Tây hay không?
Jiří Janáček: Ở Cộng hòa Séc cũng như khắp trên châu Âu người ta vẫn chưa thể chấp nhận thực tế rằng Chiến tranh Lạnh đã kết thúc. Đã từ lâu, Nga không còn là đối thủ chính trị của Hoa Kỳ. Cả hai tổng thống đều hiểu rằng các đối thủ đang hiện diện tại các khu vực khác. Hợp tác giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ có thể giúp điều chỉnh các tiến trình toàn cầu mà TNC hiện đang tận dụng.
Chúng ta phải tự hỏi mình, ai được lợi từ sự bất ổn của quan hệ giữa hai nước, ai thực sự cần biện pháp trừng phạt chống Nga, trong khi trả giá cho những lệnh trừng phạt này là nền kinh tế Séc?
Trong thế giới hiện đại, đối đầu nhau không phải là các quốc gia, mà là các nhóm lợi ích bên trong các nước. Cuộc họp như vậy (giữa hai tổng thống Liên bang Nga và Mỹ) khó có thể xảy ra nếu Trump không thắng cử — ông và các đối thủ của ông đại diện cho các nhóm lợi ích hoàn toàn khác nhau.
Sputnik: Bộ Tổng tham mưu LB Nga cho biết rằng, phía Nga sẵn sàng tăng cường tiếp xúc với cơ quan quân sự Mỹ. Phản ứng của ông trước tín hiệu này ra sao?
Jiří Janáček: Nếu Liên bang Nga và Hoa Kỳ hợp tác với nhau trong lĩnh vực quân sự thì nhà nước Hồi giáo* sẽ không bao giờ có cơ hội xuất hiện, hoặc nếu có thì cũng bị đánh bại trong vòng chưa đầy một tháng. Một định dạng hợp tác như vậy đơn giản là cần thiết, nếu chúng ta muốn tránh những xung đột tiếp theo. Hợp tác trong các khu vực xung đột cũng hết sức cần thiết, bởi vì xung đột địa phương có thể dễ dàng phát triển thành một cuộc chiến tranh thế giới mới.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga