Nguyên Phó Chánh án TAND huyện Đan Phượng bị bắt giam vì nhận 300 triệu đồng để chạy án

© REUTERS / Khamđồng Việt Nam
đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong quá trình được phân công xét xử vụ án "Cố ý gây thương tích", thẩm phán Lê Thị Bích Anh đã nhận 300 triệu đồng của người nhà bị cáo. Thỏa thuận được đưa ra là sẽ xử cho bị cáo Kiên được hưởng án treo.

Ngày 25.7, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Lê Thị Bích Anh (53 tuổi), nguyên thẩm phán, Phó chánh án TAND huyện Đan Phượng để điều tra về tội danh Nhận hối lộ, theo Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó, ngày 18.5, Viện KSND Tối cao vừa phê chuẩn khởi tố bị can Lê Thị Bích Anh (SN 1965, trú tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phương, TP Hà Nội) — Thẩm phán, Phó chánh án TAND Đan Phượng về hành vi Nhận hối lộ.

Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao cũng quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, đồng thời đình chỉ các chức vụ về chính quyền, đảng viên đối với bị can này để phục vụ công tác điều tra.

© Ảnh : sohaTrụ sở TAND huyện Đan Phượng.
Trụ sở TAND huyện Đan Phượng. - Sputnik Việt Nam
Trụ sở TAND huyện Đan Phượng.

Bước đầu cơ quan điều tra xác định trong thời gian là thẩm phán, Phó chánh án TAND huyện Đan Phượng được phân công xét xử vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 8.10.2016 tại cụm 3, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.

Được biết, ngày 2.8.2017, Thẩm phán Lê Thị Bích Anh nhận 300 triệu đồng của chị Nguyễn Thị L (em gái bị cáo Nguyễn Văn Kiên) với thỏa thuận xử cho bị cáo Kiên được hưởng án treo.

Tuy nhiên, ngày 4.8.2017, bị cáo Nguyễn Văn Kiên bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù giam nên gia đình bị cáo Kiên tìm đến thẩm phán Bích Anh đòi lại tiền, đồng thời tố cáo tới Viện KSND Tối cao.

Nói về việc thời gian gần đây liên tục xuất hiện tiêu cực trong hoạt động tư pháp, PGS.TS Trần Văn Độ — nguyên Phó Chánh án TAND tối cao chỉ rõ nguy cơ tiêu cực, tham nhũng ngay trong tiếp nhận đơn khởi khiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng quan trọng. Việc thẩm phán được giao thụ lý vụ án có thể gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vòi vĩnh.

Theo ông Độ, khâu nhận đơn là giai đoạn dễ nảy sinh các tiêu cực trong hoạt động công vụ của cán bộ tòa án. Hơn nữa, việc quy định không chặt chẽ tạo ra nhiều khoảng hở cho hành vi tham nhũng.

Việc phân công trách nhiệm không rõ ràng giữa người có trách nhiệm trong tòa án trực tiếp nhận đơn và thẩm phán thụ lý dẫn đến tình trạng thẩm phán lựa chọn vụ án để thụ lý.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp phải có "bôi trơn" mới nhanh. Việc phân công thẩm phán hiện nay không khách quan mà theo chủ quan theo phân công của Chánh án.

Nguồn: soha

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала