Vì sao liên tiếp xảy ra động đất ở Thủy điện Sông Tranh 2?

© Ảnh : Dân ViệtĐập thủy điện Sông Tranh 2.
Đập thủy điện Sông Tranh 2. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên tiếp xảy ra động đất ở Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) trong khi các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu tìm nguyên nhân. Dù các trận động đất này chưa gây thiệt hại tuy nhiên cũng khiến dư luận lo lắng…

Liên tiếp xảy ra động đất ở Thủy điện Sông Tranh 2

Trong sáng ngày 26/7, chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, liên tiếp xảy ra 4 trận động đất ở thủy điện sông Tranh 2 (huyện Nam Trà My và Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) với độ lớn từ 2,7 đến 3,5 độ richter.

Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, trận động đất đầu tiên xảy ra vào lúc 5h24 sáng nay tại huyện Nam Trà My, độ lớn 3,5 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 4,7 km.

Đại diện VKS đối đáp lại quan điểm của các luật sư - Sputnik Việt Nam
Vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Luật sư và bị cáo không phục kết luận giám định
Chỉ vài giây sau đó, trận động đất thứ 2 xảy ra ở huyện Bắc Trà My, độ lớn 3,2 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 10,6 km. Đến 5h28 cũng tại huyện Bắc Trà My tiếp tục xảy ra trận động đất thứ 3, độ lớn 2,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 11,9 km. Hơn 40 phút sau, trận động đất thứ 4 cũng xảy ra ở ở huyện Nam Trà My, độ lớn 3,1 richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 12,2 km.

Dù các trận động đất này chưa gây thiệt hại tuy nhiên khiến dư luận lo lắng về về mức độ an toàn của đập này.

Trước đó, ngày 17/7/2018, Viện Vật lý địa cầu cũng cho biết, khoảng 7h ngày 17/7, tại xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, khu vực thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam xảy ra một trận động đất 3,9 độ richter, kéo dài khoảng 1-2 giây, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,7km. Cách đó một tuần, tại xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My cũng xảy ra một đợt rung chấn.

Vào tháng 2/2017, hai trận động đất mạnh trên 3 độ richter xảy ra ở khu vực huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Theo đó, trận động đất đầu tiên xảy ra vào hồi 4h20 (giờ GMT) ngày 26/2/2017 tức 11h20 (giờ Hà Nội). Trận động đất này có cường độ 3,9 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.241 độ vĩ Bắc, 108.052 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km.

Tiếp đó, vào hồi 6h02 (giờ GMT) ngày 26/2/2017 tức 13h02 (giờ Hà Nội) ngày 26/2/2017, một trận động đất khác có cường độ 3,2 độ richter, xảy ra tại vị trí có tọa độ 15.249 độ vĩ Bắc,108.059 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.

Hai trận động đất trên xảy ra ở khu vực Nước Xa giáp ranh giữa huyện Nam Trà My và huyện Bắc Trà My, nơi có lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 đang hoạt động.

Đáng chú ý, ngày 3/12/2016, trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vừa xảy ra một trận động đất có độ lớn 2,4 độ Richter.

Сейсмограф - Sputnik Việt Nam
Tỉnh Quảng Nam hứng chịu 4 trận động đất chỉ trong 1 tiếng
Chỉ tính riêng từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012 hệ thống mạng lưới trạm địa chấn Viện Vật lý Địa cầu đã quan trắc được 10 động đất có cấp độ mạnh từ 2,0 đến 3,4 tại khu vực này.

Nguyên nhân nào khiến động đất liên tiếp xảy ra?

Trước đây, khu vực Trung Trung Bộ chưa từng là nơi được các nhà khoa học cảnh báo về động đất, mà động đất ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Nam Trung Bộ và Bắc Bộ.

Tuy nhiên, sau khi đập Sông Tranh được tích nước vào tháng 12/2010 và nhà máy đi vào hoạt động thì bắt đầu xuất hiện hoạt động động đất. Từ đầu năm 2011 người dân thuộc huyện Bắc Trà My bắt đầu nghe thấy những tiếng nổ trong lòng đất. Hiện tượng này gia tăng trong tháng 11/2011. Các nhà địa chấn Viện Vật lý Địa cầu cho rằng, đây là hoạt động động đất hồ chứa (động đất kích thích) do ảnh hưởng của việc tích nước và biến động mực nước hồ chứa trong thời gian qua.

Bàn về động đất tại huyện Nam Trà My và Bắc Trà My (Quảng Nam), Tiến sĩ địa vật lý Lê Huy Y lại cho rằng, nguồn gốc của động đất kèm tiếng nổ ở Trà My là do núi lửa phun nghẹn chứ không phải do tích nước hồ thủy điện.

Tiến sĩ Lê Huy Y phân tích, các ảnh chụp vết nứt ở Vai đập Sông Tranh 2 cho thấy đập này đặt ở vị trí không an toàn, đó là một họng núi lửa cổ.

"Núi lửa này có dạng phễu, với đường kính trên mặt đất khoảng 20 — 50 mét, cuống phễu có đường kính 5 — 10 mét, cắm thẳng đứng, sâu nhiều trăm mét đến nhiều ngàn mét. Nham thạch trong họng núi lửa gồm trên cùng là lớp đá ong mỏng (màu nâu xẫm), tiếp theo là bùn, sét — kaolin (màu vàng nâu), chứa cuội sỏi nhiều thành phần, đãi sẽ thấy nhiều quặng sắt, nhôm, sulfua đa kim, khoáng vật nặng và kim loại hạt nhỏ. Cột nham thạch này dễ xập lở khi có rung chấn rất giống với hố sụt đã xẩy ra ở Mộ Đức — Quảng Ngãi, nhưng nguy hiểm hơn, vì đây là vai đập thủy điện. Cần phải xử lý để bảo vệ đập", — Tiến sĩ Y cho biết.

Theo Tiến sĩ Lê Huy Y, nhờ nhiều năm tìm vàng và nước ngầm cho miền núi nên ông rất thân thuộc với kiểu họng núi lửa này và cho rằng, tại điểm vai đập này là giao điểm của 4 đứt gãy sâu. Các đứt gãy có 4 hướng phân bố là: Bắc — Nam, Tây Bắc — Đông Nam, Đông Bắc — Tây Nam và á Vĩ tuyến.

"Không có đứt gãy thì cũng không có chỗ để làm thủy điện". Tuy vậy, nơi xây đập cũng như các công trình quan trọng khác như nhà máy điện hạt nhân) công tác địa chất phải biết chính xác và đầy đủ mọi đứt gẫy, nhất là nơi giao điểm của 4 đứt gãy. Bởi chúng rất nhạy cảm với mọi sự vận động bên trong lòng đất), tức là nơi có điều kiện cho núi lửa phun trào trước đây và sau này để người thiết kế và xây dựng tránh xa chúng hoặc xử lý cho an toàn. Bộ phận an toàn của nhà máy điện Fukusima đã bị phá hỏng do động đất và đứt gãy trước khi sóng thần ập đến", Tiến sĩ Lê Huy Y cho biết.

Vỡ đập thủy điện tại Lào, hàng trăm người chết và mất tích - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hỗ trợ Lào 200.000 USD khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện
Tiến sĩ Lê Huy Y cho rằng, hồ thủy điện Sông Tranh 2 cũng như nhiều hồ khác của Việt Nam và trên thế giới bị động đất kèm tiếng nổ không phải do tích nước, mà chúng được xây dựng trên vùng trũng, sông, suối, của vỏ quả đất.

"Các sông, suối và vùng trũng này hình thành do sự hoạt động của các khối macma xâm nhập nông á núi lửa trẻ hoạt động làm nảy sinh các đứt gãy sâu, động đất và núi lửa. Sau đó nước mưa, bào mòn và cuốn trôi đi đất đá trong đới cà nát mềm bở hơn của các đứt gãy tạo thành các sông, suối và vùng trũng. Ngẫu nhiên, sau khi hồ tích nước, các khối xâm nhập nông á núi lửa dưới sâu tái hoạt động gây động đất, đứt gãy và núi lửa. Trong năm 2011, ở Trà My, Bắc tỉnh Cao Bằng, các huyện: Vĩnh Lộc, Yên Định (Thanh Hóa), Tây Nghệ An, v.v. động đất đông hành với núi lửa ngầm (phun nghẹn). Các núi lửa này trên đường đi lên gặp các hang, hốc, đới dập vỡ tại giao điểm của các đứt gẫy dưới sâu chứa nước ngầm sẽ gây nổ như hiện tượng đổ gang nóng chảy xuống ao", Tiến sĩ Lê Huy Y cho hay.

Theo phân tích của Tiến sĩ Lê Huy Y, hồ nước khi tích nước có thể gây tác dụng làm tăng cấp động đất một ít do cộng hưởng sóng địa chấn (như lắc bát chứa nước đầy).

Trong một số hồ thủy điện ở vùng đá vôi phát triển hang động karst ngầm (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La…) sự tích nước hồ đã giữ lại sự thoát khí bình thường từ các lò núi lửa dưới sâu đi lên theo các đứt gãy sâu, khi đủ áp lực cũng gây nổ trong các hang động và động đất, nhưng có chấn tiêu rất nông, thậm trí dưới trăm mét. Hồ sông Tranh có cột nước dưới trăm mét nên chỉ gây áp lực tương đương 10 kg/cm2, mặt khác ở đây chưa thấy có đá vôi.

Tổng hợp những điều nêu trên, Tiến sĩ Lê Huy Y khẳng định, động đất kèm tiếng nổ ở Trà My đều có nguồn gốc nội sinh, tức là liên quan với sự tái hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa làm nảy sinh động đất, núi lửa dạng phun nghẹn và tiếng nổ dưới lòng đất. Vùng Trà My xa xưa đã từng có nhiều núi lửa hoạt động. Chúng để lại chứng tích là dăm, cuội dung nham chứa vàng, quặng kim loại, nước nóng.

Tiến sĩ Lê Huy Y cũng cho rằng, do đã bị mất năng lượng vào các hang hốc dưới sâu nên tại Trà My đợt tái hoạt động này và các đợt hoạt động sau của lòng đất sẽ không có núi lửa phun trào lên mặt đất nữa, và động đất kèm tiếng nổ có xảy ra cũng không mạnh hơn vừa qua, nên đồng bào không cần di dời đi nơi khác. Nhưng phải kiểm tra đập Sông Tranh 2 cả về địa chất và xây dựng để có công nghệ xử lý.

 

Nguồn: Kiến Thức

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала