Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hôm nay, TQ bắt đầu ngang nhiên cho tàu chở trực thăng neo đậu thường trực ở Trường Sa

© AP Photo / Ng Han GuanTên lửa Trung Quốc
Tên lửa Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Tân Hoa Xã, con tàu cứu hộ Nam Hải Cửu 115 của Trung Quốc có thể mang theo các trực thăng cỡ vừa và dự kiến sẽ cập bến tại một đảo nhân tạo (trái phép) trong ngày hôm nay.

Tờ Japan Times trích nguồn Tân Hoa Xã (THX) đưa tin, Trung Quốc vừa qua đã lần đầu tiên điều một tàu cứu hộ đến neo đậu thường trực tại một trong các đảo nhân tạo xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Quân nhân Hạm đội Mỹ theo dõi việc xây dựng của Trung Quốc trên một rạn san hô ở quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Báo Mỹ: Trung Quốc âm thầm triển khai thiết bị tác chiến điện tử tại Trường Sa

Theo THX, tàu Nam Hải Cửu 115 sẽ bắt đầu "nhiệm vụ" ngay khi đến Đá Subi, thực thể lớn nhất trong số 7 đảo nhân tạo xây trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm đóng, bồi đắp trái phép và xây dựng nhiều công trình như ngọn hải đăng và các vũng tàu đậu.

Tàu Nam Hải Cửu 115 có thể mang theo các trực thăng cứu hộ cỡ vừa, THX cho hay. Con tàu này dự kiến sẽ cập bến tại Đá Subi vào ngày hôm nay (30/7) hoặc trong đầu tuần này.

Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam
Mỹ kêu gọi Trung Quốc rút hệ thống vũ khí khỏi quần đảo Trường Sa
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu cứu hộ đến neo đậu thường trực tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Động thái này cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục ngang nhiên tiến hành các hành động phi pháp trên Biển Đông.

Ông Wang Zhenliang, Giám đốc Cục tìm kiếm và cứu hộ trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cái mà phía Trung Quốc gọi là "các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ" tại quần đảo Trường Sa và các khu vực lân cận.

Ông Du Haipeng, một quan chức dưới quyền ông Wang đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng các tàu cứu hộ cỡ lớn, với các thiết bị — công nghệ tiên tiến và khả năng hoạt động tầm xa hơn nữa. Đồng thời, theo ông Du, Bắc Kinh cũng sẽ triển khai thêm các trực thăng có khả năng cứu hộ nhanh chóng hơn và tốt hơn tới vùng biển này.

Binh sĩ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đưa tên lửa chống hạm, phòng không tới Trường Sa
Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã xây dựng phi pháp nhiều cơ sở quân sự trên Biển Đông, do đó động thái điều tàu cứu hộ (trái phép) chở trực thăng của nước này đến neo đậu thường trực tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng khiến nhiều người lo ngại.

Theo Japan Times, Bắc Kinh đã ngang nhiên cho xây dựng phi pháp sân bay quân sự, nhà chứa tên lửa, kho chứa vũ khí, cùng các trạm theo dõi vệ tinh và liên lạc trên các Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn — 3 trong số những đảo nhân tạo xây trái phép của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.

Trước đó, các hình ảnh vệ tinh do Image Sat International (ISI) chụp lại ngày 11/6 cho thấy Trung Quốc lại lắp đặt trái phép hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm. Động thái này đã được tiến hành sau khi Trung Quốc và Mỹ có cuộc khẩu chiến căng thẳng về vấn đề Trung Quốc quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông.

Bà Hoa Xuân Oánh - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc: Bắc Kinh đặt hệ thống phòng không trên Trường Sa để đảm bảo an ninh quốc gia
Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin trên báo chí nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

"Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam hết sức quan ngại trước các thông tin nêu trên và khẳng định mọi hoạt động quân sự hóa, bao gồm cả việc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và không có lợi cho nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông hiện nay (COC).

Theo: Tân Hoa Xã, Japan Times, Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала