Phế liệu từ đâu xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam?

© Depositphotos.com / XuanhuonghoСảng Cát Lái
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nửa đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 4 triệu tấn phế liệu và 25% đến từ Nhật Bản.

Tại cuộc họp báo chiều 30/7, ông Trần Đức Hùng — Phó chánh văn phòng Tổng cục Hải quan cho biết, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 4 triệu tấn phế liệu (gồm nhựa, giấy, sắt thép phế liệu), trị giá hơn 1,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018.

Trong đó, Nhật Bản hiện là nước xuất khẩu phế liệu nhiều nhất vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay, với khoảng hơn một triệu tấn. Đứng thứ hai là thị trường Mỹ, với khoảng 960.000 nghìn tấn. Ngoài ra, nước ta còn nhập khẩu phế liệu từ nhiều thị trường khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Đức, Bỉ, Lào…

Cơ quan Hải quan cho biết, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng gia tăng mạnh,  có nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống.

© Ảnh : Báo Hải quanCác container phế liệu tồn đọng tại cảng TP HCM.
Các container phế liệu tồn đọng tại cảng TP HCM.  - Sputnik Việt Nam
Các container phế liệu tồn đọng tại cảng TP HCM.

Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo một doanh nghiệp nhập khẩu tại TP HCM cho biết, đa phần phế liệu trên nhập khẩu từ nước ngoài qua tạm nhập tái xuất. Các nhóm rác và phế liệu ở nước ngoài không chỉ nhập qua cảng Cát Lái mà còn có tại cảng Hải Phòng, Cái Lân với 3 nhóm hàng: lục phủ ngũ tạng hết hạn; hàng nhựa, cơ khí và điện lạnh; thời trang sida.

Toàn bộ mặt hàng này đi từ 3 hướng. Thứ nhất là Nhật Bản, nhóm này được gom từ hàng nội địa Nhật. Thứ hai là từ HongKong, nhóm này được gom từ hàng ở Nhật, Đài Loan… Đường thứ ba xuất phát từ Singapore, với nhóm hàng gom từ Australia, Malaysia và châu Âu.

Trả lời báo chí chiều 30/7, Phó tổng cục trưởng Hải quan — ông Mai Xuân Thành — khẳng định: "Nhà nước không chi tiền để xử lý những container tồn đọng". Ông cũng nhấn mạnh, tất cả mặt hàng phế liệu không đủ điều điện, có khả năng gây ô nhiễm môi trường sẽ buộc phải tái xuất, dù doanh nghiệp nhập khẩu có giấy chứng nhận của Bộ Tài nguyên Môi trường hay không.

Giải thích về những vướng mắc trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu, ông Mai Xuân Thành cho biết, khó khăn nhất là phát hiện hành vi gian lận vì đây là mặt hàng đặc thù, theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường phải lấy mẫu ở 4,5 điểm.

"Muốn lấy được mẫu thì cơ quan hải quan và các đơn vị liên quan phải mở tất cả các container. Nhưng nếu làm vậy, cảng không còn chỗ mà lấy mẫu và doanh nghiệp cũng không xếp hàng vào trong container được sau khi kiểm tra. Việc này dẫn đến rủi ro trong việc xác định hàng có đủ chất lượng hay không", ông Thành cho hay.

Bên cạnh đó, ông Thành cũng cho biết, cơ quan hải quan cũng khó phát hiện, không đối chiếu được ngay doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất khi Bộ Tài nguyên Môi trường chưa cung cấp thông tin này trên Cổng thông một cửa Quốc gia.

Nguồn: VnExpress

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала