Theo ông Samuel Greaves, chủ đề được "thảo luận tích cực trong năm qua" là việc bố trí các cảm biến đặc biệt trong không gian vũ trụ.
"Việc triển khai các cảm biến trong không gian được thảo luận và nhận được sự ủng hộ khá lớn vì chúng tôi cần phải làm điều này", — ông Grieves nói.
Được biết, cơ sở cho chương trình này có thể là hệ thống có sẵn cảnh báo về hoạt động tích cực trong không gian.
Vào cuối tháng Bảy, Hạ viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ ngân sách quốc phòng đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ. Theo kế họch ngân sách này, việc xây dựng một cơ sở hạ tầng cảm biến trên không gian vũ trụ phải được hoàn thành đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Trung tâm Báo chí quân sự- chính trị Boris Rozhin lưu ý rằng, Hoa Kỳ đang từng bước chuẩn bị đưa vũ khí lên không gian vũ trụ.
"Nước Mỹ đang mở rộng chiến dịch tuyên truyền trên báo chí để tăng thêm ngân sách quân sự và mở rộng thúc đẩy một cuộc chạy đua trong lĩnh vực các loại vũ khí công nghệ cao. Chúng tôi đang thấy tình hình tương tự trong lĩnh vực vũ khí thông thường, và trong việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Mỹ. Ngoài ra, Hoa Kỳ không chỉ đang phát triển các bộ phận phòng thủ tên lửa trên mặt đất ở châu Âu, mà còn đang chuẩn bị mở rộng cuộc chạy đua vũ trang trong không gian ", — ông Boris Rozhin nói với Sputnik.
"Núp dưới cái cớ "mội đe dọa không thể tráng khỏi" từ phía Nga và Trung Quốc, họ chuẩn bị phát triển các loại vũ khí chống vệ tinh và tấn công vệ tinh, và trong tương lai — các loại vũ khí tấn công "không gian — mặt đất". Rõ ràng, phải mất một thời gian khá dài từ ý tưởng đến việc thực hiện dự án. Nhưng, nếu chính sách như vậy sẽ được phê duyệt, sau đó vào năm tới tại những buổi điều trần Thượng viện các nghị sĩ sẽ cố gắng gia tăng phân bổ quốc phòng cho các chương trình như vậy. Chính bởi vậy ở Mỹ đã vang lên những tuyên bố về sự cần thiết phải thành lập lực lượng không gian quân sự. Không có nghi ngờ gì rằng, trong khuôn khổ những chương trình như vậy họ sẽ phân bổ tiền để tạo ra các loại vũ khí mới", — ông Boris Rozhin cho biết.
Hiện nay, không một quốc gia nào bố trí vũ khí trong không gian vũ trụ, mặc dù, theo điều ước quốc tế, lệnh cấm chỉ áp dụng cho các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Bộ Ngoại giao Nga đã đưa ra tuyên bố chống lại việc triển khai các bộ phận ABM Mỹ trong không gian, trong đó nhấn mạnh rằng, "những hành động của các nhà lập pháp Mỹ không giúp thiết lập cuộc đối thoại mang tính xây dựng về sự ổn định chiến lược".