Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia quân sự kiêm biên tập viên tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc" Aleksei Leonkov nói về tầm quan trọng của việc ký kết Công ước an ninh khu vực Biển Caspi, từ giờ sẽ đấu tranh như thế nào để chống hoạt động khủng bố, chống truyền bá tài liệu cực đoan tôn giáo và buôn bán ma túy ở khu vực Biển Caspi, cũng như về việc các đảo nhân tạo sẽ được xây dựng ở đó để làm gì.
"Năm 2010, Washington và Astana đã ký kết thỏa thuận về việc trung chuyển hàng hóa qua Kazakhstan để cung cấp cho quân đội Mỹ ở Afghanistan. Sau đó, Kazakhstan giải thích rằng câu chuyện chỉ đề cập đến hàng hóa và không có căn cứ quân sự nào được lập ra ở đây. Công ước nêu rõ rằng việc triển khai căn cứ quân sự của các quốc gia không nằm trong khu vực Biển Caspi trên lãnh thổ các quốc gia này đều bị cấm. Do đó, cam kết giữa các quốc gia Biển Caspi có nghĩa là nếu xuất hiện các vấn đề chính trị và Mỹ muốn tạo ra "cuộc cách mạng màu cam", thì điều đó sẽ không thể xảy ra, vì các nước khác sẽ ngăn chặn điều này và Mỹ sẽ phải đối đầu với họ" — chuyên gia cho biết.
Biển Caspi là vùng biển yên bình
Theo ông Leonkov, Công ước tạo ra cơ hội tương tác hiệu quả cho năm nước khu vực Biển Caspi trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy, truyền bá tài liệu tôn giáo cực đoan và chống khủng bố:
"Việc ký kết Công ước quy định tương tác của các nước khu vực trong lĩnh vực ngăn chặn hoạt động của những kẻ khủng bố và trùm buôn bán ma tuý. Cùng hành động chung và có tổ chức, các quốc gia có thể giảm chi phí. Các cấu trúc được thành lập sẽ tương tác trong vùng Biển Caspi và các cuộc tập trận chung cũng sẽ diễn ra.
Không chỉ các tuyến đường buôn bán ma túy, mà các tuyến vận chuyển tài liệu tôn giáo cực đoan của các nhà tuyển dụng cũng sẽ bị chặn. Những người này đội lốt các nhà khoa học hoặc giáo viên, nhưng bây giờ các nước có thể theo dõi tuyến đường đi của những người này."
Ông Leonkov cũng lưu ý tầm quan trọng của Công ước nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ khu vực Trung Đông:
"Các nước Biển Caspi tiếp giáp với Trung Đông — khu vực "nóng nhất" trên hành tinh. Từ đó, các yếu tố hình sự khác nhau xâm nhập vào vùng Biển Caspi với các hậu quả tương ứng. Việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan đặc nhiệm chống khủng bố cũng sẽ góp phần vào việc thiết lập an ninh. Trước đây, các nước giải quyết vấn đề của riêng mình, bây giờ họ sẽ làm việc cùng nhau" — chuyên gia giải thích.
"Ở giữa Biển Caspi có các mỏ dầu. Khi khoan dầu, cần phải đảm bảo an toàn môi trường, bởi vì vùng Biển Caspi không có lối thoát ra đại dương, và bất kỳ ô nhiễm cục bộ nào cũng có thể gây ra những hậu quả toàn cầu. Cần phải xây dựng thị trấn dầu khí trên biển với tất cả các cơ sở hạ tầng, kể cả cơ sở đảm bảo an toàn sinh thái và độc lập năng lượng, khai thác và chế biến dầu khí. Nếu xây dựng một số hòn đảo, thông qua chúng, có thể kéo dài tuyến vận chuyển huyết mạch."