Chiến tranh thương mại – Việt Nam đứng bên nào?

© pixabay.comСontainer
Сontainer - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Tăng trưởng kinh tế của không ít quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, nhất là những quốc gia tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào thương mại, thậm chí có thể xảy ra khủng hoảng kinh tế - tài chính. Tình hình sẽ xấu hơn cho tất cả nếu chiến tranh thương mại lan rộng và kéo theo chiến tranh tiền tệ, thậm chí leo thang thành xung đột vũ trang”.

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Việt Nam, tiến sĩ  Vũ Đình Ánh, trong cuộc trao đổi với phóng viên Sputnik.

Chiến tranh thương mại đang leo thang. Nó ảnh hưởng như thế nào tới các quốc gia? Xu hướng từ chối sử dụng đồng đô la sẽ như thế nào? Việt Nam sẽ đứng về bên nào trong cuộc chiến này? Chuyên gia  kinh tế, tiến sĩ Vũ Đình Ánh trả lời phỏng vấn của Sputnik về những vấn đề nêu trên.

Sputnik: Theo ông, việc thực hiện chiến tranh thương mại  và bảo hộ từ phía Mỹ ảnh hưởng tới các quốc gia khác như thế nào?

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Chiến tranh thương mại Trung — Mỹ tác động tới toàn thế giới do Mỹ và Trung Quốc là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời có vai trò quan trọng và ảnh hưởng hàng đầu thế giới. Như bất kỳ một cuộc chiến tranh nào khác, chiến tranh thương mại ảnh hưởng đến mỗi quốc gia tùy thuộc vào vị thế thực sự của quốc gia đó đối với các bên tham chiến. Theo tôi, có 3 nhóm quốc gia: nhóm đồng minh của Mỹ, nhóm đồng minh của Trung Quốc và nhóm trung lập. Nhóm đồng minh sẽ hưởng lợi nếu một bên thắng cuộc và ngược lại. Nhóm trung lập hưởng lợi nếu cuộc chiến kết thúc mà không phân định được kẻ thắng người thua. Dĩ nhiên, khi chiến tranh thương mại xảy ra sẽ khiến thương mại quốc tế giảm tốc, theo đó tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế của không ít quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, nhất là những quốc gia tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào thương mại, thậm chí có thể xảy ra khủng hoảng kinh tế — tài chính. Tình hình sẽ xấu hơn cho tất cả nếu chiến tranh thương mại lan rộng và kéo theo chiến tranh tiền tệ, thậm chí leo thang thành xung đột vũ trang.

Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung làm GDP Việt Nam hụt 6.000 tỷ mỗi năm

Sputnik:  Ông có bình luận gì về quan hệ của Mỹ đối với Trung Quốc, với châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh chiến tranh thương mại?

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Mỹ đã và đang đi theo hướng hiện thực hóa khẩu hiệu "First America" và "make America greatest again". Chính những động thái đó đang chi phối mối quan hệ giữa Mỹ với Trung quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Nga trong thời gian gần đây. Danh sách các quốc gia có quan hệ căng thẳng với Mỹ có thể còn kéo dài nữa khi Mỹ cho rằng một quốc gia nào đó đe dọa hay thách thức vị trí số 1 của Mỹ từ kinh tế, thương mại, tài chính — tiền tệ, công nghệ, đến văn hóa, chính trị, quân sự và ngoại giao. Với tiềm lực và sức mạnh của mình, Mỹ đang tin rằng quan hệ căng thẳng với một quốc gia nào đó chỉ chấm dứt khi quốc gia đó chịu khuất phục Mỹ.

Sputnik:  Ý kiến của ông về việc từ chối sử dụng đồng đô la và xu hướng dùng nội tệ (đồng tiền quốc gia) trong thanh toán với các đối tác?

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Một trong những vũ khí đã, đang và sẽ còn được sử dụng để chống lại hay ít nhất là thoát khỏi sự thống trị của Mỹ là giảm vai trò thống trị của USD trong các quan hệ kinh tế — tài chính tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên, việc này không dễ do phải hội đủ rất nhiều điều kiện, trong đó quan trọng nhất là có một đồng tiền có thể thay thế được USD. Đến lượt mình, đồng tiền đó phải dựa trên nền tảng một nền kinh tế có qui mô lớn và tính độc lập cao. Ngoài ra, đồng tiền muốn thay thế USD phải được hậu thuẫn bởi cả các yếu tố phi kinh tế như chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa. Lịch sử thống trị của USD từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay cho thấy các điều kiện trên là tiên quyết. Đến nay, tôi thấy chưa có đồng tiền nào hội đủ điều kiện thay thế vai trò của USD và các nỗ lực thay thế USD trong một bộ phận giao dịch quốc tế đều chưa thành công.

Đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ra sao nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang?

Sputnik:  Theo ông thì thị trường tiêu thụ  sẽ thay đổi như thế nào? Ví dụ, Việt Nam sẽ từ chối mua sản phẩm nào đó của Mỹ và sẽ mua chúng từ Ấn Độ?

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh: Thị trường thế giới như thế nào phụ thuộc vào diễn biến và tiến trình của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ — Trung trong thời gian tới. Chỉ có thể chắc chắn một điều là hoạt động thương mại toàn cầu, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, từ hàng hóa, dịch vụ đến sở hữu trí tuệ, cũng như hoạt động đầu tư, trực tiếp và gián tiếp, dòng chảy công nghệ cao,… sẽ không thể trở lại như trước khi xảy ra chiến tranh mà sẽ có những thay đổi toàn diện và sâu sắc, thậm chí đảo lộn. Riêng với thương mại của Việt Nam thì xu hướng chưa rõ ràng do Việt Nam chưa khẳng định sẽ đứng về bên nào trong cuộc chiến hay chọn vị thế trung lập.

Sputnik: Chân thành cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала