Tại Thổ Nhĩ Kỳ, bước đi này thể hiện là một trong những phản ứng hiệu quả nhất đáp trả biện pháp trừng phạt mà Washington áp đặt trong quan hệ với Ankara.
Không phải đến bây giờ mới là lần đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ vang lên lời hô hào đòi đóng cửa Incirlik. Chẳng hạn, làn sóng các cuộc biểu tình mạnh mẽ chống lại hoạt động của cơ sở này đã dâng lên sau khi cộng đồng địa phương thấy rõ rằng trong mưu toan đảo chính ngày 15 tháng Bảy 2016 chính từ căn cứ ở Incirlik đã có máy bay tiếp nhiên liệu cất cánh lên không trung, tiếp dầu cho máy bay F-16 mà phe đảo chính sử dụng.
Một người dân ở làng Incirlik là ông Mehmet Kaya đã gọi Mỹ là kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ và nói thêm: "
Nước Mỹ phát động cuộc chiến chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, lấy cớ từ việc bắt giữ mục sư. Người Mỹ đứng đằng sau nỗ lực đảo chính ngày 15 tháng Bảy. Họ không muốn các nước khác phát triển, mục đích duy nhất của họ là buộc các quốc gia khác phải lệ thuộc vào Washington. Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ mua các tổ hợp S-400 của Nga đã khiến Mỹ nổi điên, vì họ muốn kiểm soát toàn thế giới. Mỹ đi đến đâu cũng hủy hoại mọi thứ nơi họ đặt chân đến: Mỹ thâm nhập Syria, Iraq, Tunisia và Libya, thế là những vùng lãnh thổ này biến thành đống đổ nát. Tại Syria, mọi người từng sống trong hòa bình và thống nhất, nhưng khi quân Mỹ đến là bắt đầu thảm sát hàng loạt và cảnh "nồi da nấu thịt", anh em đánh giết lẫn nhau, trong nước tràn ngập hỗn loạn. Thổ Nhĩ Kỳ không nên để rơi vào vòng lệ thuộc của Mỹ và không nên lui khỏi lập trường kiên quyết của mình".
"Tổng thống Mỹ Donald Trump chắc là phát điên rồi khi quyết định chọn Thổ Nhĩ Kỳ làm mục tiêu cho các cuộc tấn công. Mỹ đã phát động chiến tranh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và toàn bộ nền kinh tế thế giới. Họ không muốn để Thổ Nhĩ Kỳ phát triển và thịnh vượng. Trên thực tế, họ là kẻ thù chính của chúng tôi. Mỹ không giao cho chúng tôi những vũ khí mà chúng tôi trả tiền mua của họ, trong khi đó Mỹ lại cấp vũ khí cho kẻ thù của chúng tôi là các đơn vị dân quân người Kurd. Đồng thời Mỹ chống lại việc mua S-400 từ Nga, thật vô lý và ngang ngược".
Ông Nazmi Kılıç, chủ một cửa hiệu nhỏ ở Injirlik nêu ý kiến:
"Mỹ chưa bao giờ là bạn của Thổ Nhĩ Kỳ. Mọi người mở doanh nghiệp ở đây, tính rằng các binh sĩ Mỹ sẽ mua sắm tại Injirlik, nhưng bắt đầu từ năm 2015, các quân nhân nói chung không rời khỏi địa bàn căn cứ. Vì vậy mà hơn 700 thương nhân địa phương buộc phải đóng cửa hiệu. Trước đây tại Injirlik có một nửa là cư dân Thổ Nhĩ Kỳ, một nửa là người Mỹ. Còn hôm nay ở đây không có một công dân Mỹ nào nữa, mà thay thế họ toàn là người Syria".
"Chúng tôi không muốn để trên mảnh đất Thổ Nhĩ Kỳ có hiện diện quân sự của bất cứ nước nào. Quân Mỹ phải cuốn gói rời căn cứ "Injirlik". Mỹ vào Iraq, mang theo cảnh đổ máu, bạo lực và tàn phá. Câu chuyện tương tự lặp lại ở Afghanistan. Nam Tư bị xé thành từng mảnh, cuộc chiến ở Syria diễn ra suốt 7 năm nay. Bất cứ nơi nào Mỹ đến đều là cảnh hỗn loạn và tàn phá khắp mọi nơi. 95% cư dân Thổ Nhĩ Kỳ phản đối sự có mặt người Mỹ ở "Injirlik". Căn cứ quân sự này cần được trao lại cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ nên rút khỏi NATO".