Hoàn toàn có lý khi coi sự kiện này như là một thất bại của chính quyền Đài Loan và cá nhân bà Thái Anh Văn. Các chuyên gia ước tính rằng kể từ khi Đảng Dân chủ Tiến bộ mà bà Thái Anh Văn lãnh đạo lên nắm quyền năm 2016, năm quốc gia đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Thật vậy, xét theo tất cả các dấu hiệu thì quyền lợi vật chất là dấu hiệu quyết định nhất đối với chính quyền El Salvador. Một năm trước, họ yêu cầu Đài Loan cho vay một khoản tiền lớn để xây dựng cảng biển ở El Salvador. Đài Bắc không tìm được số tiền cần thiết, nhưng Bắc Kinh thì đã làm được điều đó (trong mọi trường hợp, Bắc Kinh cam kết sẽ giúp xây dựng cảng). Theo một số chuyên gia, "nền ngoại giao đô la" của Bắc Kinh đã có tác dụng.
Mỹ tiếp nhận tin tức về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa El Salvador và Trung Quốc với sự bất mãn rõ ràng. Nhà Trắng theo truyền thống coi các nước châu Mỹ Latinh là sân sau của mình, nơi các nước ở khu vực khác bị cấm cửa. Washington đe dọa sẽ xem xét lại quan hệ với El Salvador sau khi nước này quyết định lập quan hệ với Trung Quốc.
Đài Loan không thể không tìm cách thoát khỏi sự cô lập ngoại giao này. Họ đang tiến hành các dự án phát triển quan hệ với New Zealand và Úc, các nước mà gần đây đã trải qua một số rạn nứt trong quan hệ với Bắc Kinh. Đài Bắc lên kế hoạch tăng số lượng sinh viên từ các nước châu Á đến các trường đại học ở Đài Loan, kể cả chuyên ngành y tế.
Theo tôi, không chắc điều này sẽ có tác dụng. Có xác suất lớn là các nước khác (tất cả chỉ còn 17 nước) sẽ bị Bắc Kinh mua chuộc và cắt đứt quan hệ với Đài Bắc. Và điều này có thể là một cú đánh mạnh giáng vào chính phủ quốc đảo và, cuối cùng, dẫn đến sự sát nhập Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Người Mỹ khó mà ngăn cản được điều này.