Trung Quốc không nhượng bộ quyền lợi quốc gia trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

© AP Photo / Jason Lee/PoolQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các ưu tiên của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong cách tiếp cận đàm phán thương mại hoàn toàn đối lập với nhau.

Trong một tuyên bố ngắn gọn sau tham vấn tại Washington, Thứ trưởng Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Wang Shouwen nói rằng cả hai nước nên duy trì liên lạc vì lợi ích các thỏa thuận trong tương lai. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin lưu ý rằng đàm phán tiếp theo với Trung Quốc là không thể. Theo ông, Donald Trump đã gạt bỏ đàm phán với Trung Quốc, để trước hết tập trung vào việc đạt được thỏa thuận trong cuộc xung đột thương mại với Canada, Mexico và EU.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Nhà kinh tế dự báo khi nào Mỹ và Trung Quốc cảm nhận tác động cuộc chiến thương mại
Sau chuyến thăm Washington tuần trước, Thứ trưởng Wang Shouwen lần đầu tiên gặp các phóng viên ở Hạ Môn bên lề hội chợ thương mại và đầu tư quốc tế. Các nhà quan sát nhận thấy rằng ông tránh đề cập đến cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Về phần mình, không ai trong số các nhà báo đại diện cho các phương tiện truyền thông độc quyền của Trung Quốc hỏi về cuộc chiến thương mại.

Ngược lại, quan điểm của Bộ trưởng Stephen Munchin được nêu rõ trong cuộc phỏng vấn với CNBC. Ông tán thành cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, tuy nhiên ngụ ý rằng, Hoa Kỳ hợp tác với các đồng minh truyền thống của mình trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng yêu cầu của Mỹ đối với Trung Quốc để mở cửa thị trường và thay đổi chính sách trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được các đối tác G7 đồng tình.

Сontainer - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại – Việt Nam đứng bên nào?
Các nhà quan sát cho rằng, sau những tham vấn không kết quả ở Washington, Trung Quốc phần nào thay đổi giọng điệu trong những lời lẽ chỉ trích công khai với Hoa Kỳ. Bắc Kinh không muốn nói chuyện bằng ngôn ngữ cuộc chiến thương mại mà Mỹ đang áp đặt lên Trung Quốc. Về vấn đề này, ý kiến ​​của ông Loon Guoqiang, chuyên gia ngoại thương của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được trích dẫn trong "Nhân dân Nhật báo", đã lưu ý đến điều này. Ông nhắc lại rằng Liên Xô cũng đã từng bị lôi kéo vào cuộc chạy đua vũ trang của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Nhật Bản cũng đã tạo ra nền kinh tế "bong bóng xà phòng" trong cuộc chiến thương mại chống Hoa Kỳ. Tất cả những điều này là bài học khôn ngoan cho Trung Quốc, chuyên gia khẳng định. "Chúng ta không được đánh mất các ưu tiên chiến lược", ông Loon Guoqiang nói. Theo quan điểm của ông, Trung Quốc cần tập trung vào con đường cải cách được lựa chọn, mở cửa để đối phó với cuộc chiến tranh, và không cho phép Washington lôi kéo Bắc Kinh vào chương trình nghị sự của mình.

"Tất nhiên, phía Trung Quốc vẫn đồng ý đàm phán với Hoa Kỳ như trước. Đồng thời, sự thật là điều khá bướng bỉnh. Trung Quốc không thỏa hiệp trong cuộc chiến thương mại với Mỹ để gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia của mình" — ông Li Kai, chuyên gia Đại học Tài chính Sơn Tây, nói với Sputnik.

Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung làm GDP Việt Nam hụt 6.000 tỷ mỗi năm
Ngược lại, ông cho rằng, cần phải làm cho Mỹ tự hiểu là sẽ thiệt hại như thế nào khi dấy lên cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc: "Hiện nay, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ có thể được tiếp tục trên nguyên tắc "tìm thấy lưỡi hái trên tảng đá " và xem bên nào sẽ bị đánh bại trước. Nếu không, sẽ không ai trong số họ chịu điều chỉnh chính sách của mình."

Chuyên gia cũng lưu ý sự gia tăng tâm trạng yêu nước ở Trung Quốc liên quan đến cuộc chiến thương mại. Vì lý do này, khó có thể mong đợi bất kỳ nhượng bộ nghiêm trọng nào từ phía Trung Quốc.

"Đồng thời, Tổng thống Trump rất bướng bỉnh. Ông liên tục đe dọa Trung Quốc, nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, "vung dùi cui" các biện pháp trừng phạt để gây áp lực cho đối phương, nhằm cải thiện vị trí đàm phán của mình để đạt được mục tiêu riêng. Tất cả điều này trông giống như đe dọa tống tiền chứ không phải đàm phán. Phong cách đàm phán của Trump-doanh nhân trong cuộc trò chuyện với Trung Quốc không mang lại hiệu ứng mong muốn. Trung Quốc đã tiến hành cải cách và thực hiện chính sách cởi mở hơn 40 năm. Trung Quốc sẽ không lùi lại dù chỉ một bước trong cuộc chiến thương mại."

những lá cờ Trung Quốc và Mỹ - Sputnik Việt Nam
ASEAN trong cơn "đại chiến thương mại" Mỹ - Trung
Các nhà quan sát cho rằng Donald Trump đã quyết định nghỉ giải lao trong tham vấn thương mại với Trung Quốc, bởi vì các nhà đàm phán Mỹ phải đối mặt với vị thế rất cứng rắn của các đối tác Trung Quốc. Đồng thời, trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ, ông ta chỉ cần thành công mà không cần thất bại. Trump có thể dễ dàng đạt được thành công hơn khi đàm phán với Mexico và Canada trong khuôn khổ thỏa thuận NAFTA. Những nước này được coi là "sân sau" truyền thống của Hoa Kỳ. Trong đàm phán thương mại với EU, Mỹ cũng dễ dàng hơn để đạt được mục đích của mình, đặc biệt là khi tung ra "con bài Trung Quốc". Trung Quốc rất hiểu rõ điều này. Theo một số nguồn tin, phía Trung Quốc đã lên tiếng cho Mỹ hiểu rằng, đối với Bắc Kinh, tham gia đàm phán trước cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ là vô nghĩa.

© Sputnik / Vitaliy Podvitski Đợt “đổ máu” đầu tiên
Đợt “đổ máu” đầu tiên - Sputnik Việt Nam
Đợt “đổ máu” đầu tiên
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала