Chuyên gia Nga: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

© REUTERS / KhamNhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy sản xuất may mặc gần Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đang tiếp diễn cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tổng khối lượng thương mại giữa hai nước này là khoảng 640 tỷ USD, với thặng dư lớn của Trung Quốc. Trong năm 2017, nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ lên đến hơn 506 tỷ USD, trong khi Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc chỉ có 130 tỷ USD.

Hàng trăm hạng mục hàng hóa với tổng số tiền 50 tỷ USD từ mỗi bên đã buộc bên nào cũng tăng thuế nhập khẩu.

Cú hích quyết định dẫn đến khởi đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã do Tổng thống Donald Trump phát động, — GS-TSKH Kinh tế Vladimir Mazyrin lãnh đạo Trung tâm Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik Vietnam.

Сontainer - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại – Việt Nam đứng bên nào?

Sáng kiến ​​của Tổng thống Hoa Kỳ, dường như nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất Mỹ, về bản chất lại mâu thuẫn với các định đề của nền kinh tế tự do. Trong cuộc chiến thương mại do Trump khởi xướng, cả Mỹ lẫn Trung Quốc, vốn là những đối tác thương mại lớn nhất của nhau, đều không quan tâm hạ nhiệt. Điều dễ thấy là Bắc Kinh kiên quyết tuyên bố cần giải quyết  quan hệ thương mại thông qua đàm phán. Và Hoa Kỳ càng khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc chỉ đưa ra những biện pháp đáp trả để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, xung đột vẫn mở rộng, tác động đến đà phát triển kinh tế của hai nước và làm phát sinh hiện tượng chuyển dịch tái cơ cấu dây chuyền sản xuất quốc tế, trong đó có thông qua các nước Đông Nam Á.

© AFP 2023 / Hoang Dinh Namngành công nghiệp dệt may Việt Nam
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Đối với Việt Nam, thì theo quan điểm của chuyên gia Nga, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đến đất nước theo hai mặt, cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong trường hợp đầu tiên, Việt Nam sẽ có cơ may gia tăng lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, dần chiếm lấy một phần vị trí mà trước đây Trung Quốc ngự trị. Ngoài ra, Việt Nam có thể trở thành một cơ sở sản xuất lớn tầm cỡ quốc tế. Bởi sự bùng phát căng thẳng hơn nữa trong cuộc chiến thương mại sớm muộn đều chỉ thúc các nhà đầu tư, các công ty lớn của nước ngoài thấy rằng cần thu xếp đưa các cơ sở lắp ráp sản xuất của họ từ Trung Quốc chuyển sang lãnh thổ Việt Nam, để cứu vãn các hàng hóa-sản phẩm vốn chủ yếu vẫn được dành để xuất cho thị trường Mỹ như trước. Và quá trình di chuyển này đang diễn ra.

Đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ra sao nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang?

GS-TSKH Mazyrin cũng lưu ý, khi chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã tổ chức khâu xử lý gia công nhiều hàng xuất khẩu của mình trên địa bàn Việt Nam. Cụ thể, với một số loại thép và nhôm mà Mỹ áp tăng thuế. Hẳn là bây giờ thay vì từ Trung Quốc, sẽ là hàng từ Việt Nam cung cấp đến Hoa Kỳ. Tỷ lệ từ các giao kèo này sẽ là một phần giá trị gia tăng, có thể được nâng lên tương ứng với mức thuế tăng mà lẽ ra Trung Quốc phải trả trong trường hợp cung cấp trực tiếp. Vấn đề là ở chỗ, Hoa Kỳ sẽ phản ứng ra sao với sự xoay chuyển như vậy? Liệu họ có áp đặt biện pháp nào chống lại dòng xuất khẩu từ Việt Nam? GS-TSKH Mazyrin nêu quan điểm rằng, câu trả lời sẽ là — Không. Giữa Mỹ và Việt Nam có quan hệ thương mại-kinh tế khá chặt chẽ và không ngừng mở rộng. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ đã đặt ngoại lệ dành cho hàng loạt nước, chẳng hạn như Hàn Quốc, không phải chịu mức thuế tăng cao với thép và nhôm. "Tôi cho rằng trong danh sách những nước hưởng biệt lệ này có thể bổ sung cả Việt Nam", — chuyên gia Mazyrin dự báo.  

© Depositphotos.com / XuanhuonghoСảng Cát Lái
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam
Сảng Cát Lái
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia: Thuế nhập khẩu của Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu

Nói về hậu quả tiêu cực có thể đối với Việt Nam khi mở rộng cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, GS-TSKH Mazyrin lưu ý: "Khi phải đối mặt với những hạn chế về nguồn cung cấp sang Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ cần đưa sang các nước khác một phần các sản phẩm vốn định hướng xuất khẩu cho thị trường Mỹ. Hàng loạt vị trí bán hàng có khả năng rơi sang tay Việt Nam. Điều đó có thể ảnh hưởng đến khả năng của các nhà sản xuất Việt Nam, hạn chế quy mô và tiềm năng hiện tại của một số ngành sản xuất quốc dân và cắt giảm chỗ làm việc. Và cũng vi phạm sự vận hành bình thường của dây chuyền sản xuất-cung ứng giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác".

Về phần các nước ASEAN, theo nhận định của GS-TSKH  Mazyrin, trong những thập kỷ gần đây, họ đã đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng chính nhờ vào sự tham gia các tập đoàn xuyên quốc gia trong thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vì vậy, đối với họ việc mở rộng cuộc chiến thương mại của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là chuyện hoàn toàn không thể chấp nhận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала