Theo kết quả cuộc hội đàm hai bên đã ký kết 15 văn kiện xác định sự hợp tác tương lai giữa Matxcơva và Hà Nội.
Nga và Việt Nam có quan điểm gần gũi về cách giải quyết các vấn đề quốc tế, vì thế Nga muốn phối hợp chặt chẽ chính sách đối ngoại với Việt Nam, ông Vladimir Putin nhận định. Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng, Việt Nam ủng hộ đường lối chính trị của Nga, đánh giá cao những nỗ lực của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế, để giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định quan điểm rằng, tất cả các tranh chấp trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực.
Trong sự hợp tác Nga-Việt, hợp tác kinh tế đang tụt hậu so với tiềm năng hiện có, vấn đề này gây sự quan tâm của ban lãnh đạo và công chúng của cả hai nước. Theo kết quả cuộc gặp của Tổng thống Putin và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hai bên đã thông qua các quyết định và đã ký kết các văn kiện nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế. Đây là bản ghi nhớ về cung cấp khí hóa lỏng LNG của Nga choViệt Nam và phát triển sản xuất khí đốt tại Việt Nam, về việc tập đoàn "Zarubezhneft" tham gia khai thác khí thiên nhiên trên thềm lục địa miền Năm Việt Nam, và "Gazprom" tham gia dự án khai thác khí tại mỏ "Báo Vàng" và xây dựng nhà máy điện khí ở tỉnh Quảng Trị. Trong khi chính quyền Hoa Kỳ đang thực hiện những hành vi hung hăng, điều quan trọng là hai bên đã thông qua quyết định mở rộng việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong các giao dịch chung. Trong khuôn khổ FTA Việt Nam — EAEU, hai bên sẽ mở rộng phạm vi giao hàng trong danh mục sản phẩm khoa học chuyên sâu và công nghệ cao. Nga sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình, đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp hạt nhân và giúp định hướng dư luận Việt Nam đối với dự án Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân. Vladimir Putin nhấn mạnh rằng, hai nước đang tích cực hợp tác trong việc thực hiện 17 dự án đầu tư ưu tiên trị giá vài tỷ đô la.
Đặc điểm phổ biến trong thời gian gần đây là sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp Việt Nam đến các dự án xây dựng khu phức hợp nông-công nghiệp lớn ở các khu vực của LB Nga, và Tổng thống Nga hy vọng rằng, những khu phức hợp như vậy sẽ xuất hiện cả ở Siberia và Viễn Đông. Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga và Ngân hàng đầu tư quốc tế đã đồng ý đầu tư chung vào các dự án của Việt Nam tại LB Nga. Dự án đầu tiên là việc xây dựng các khu phức hợp nông nghiệp ở ngoại ô Matxcơva và tỉnh Kaluga, sau đó hai bên sẽ tìm kiếm và phân tích những dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam trên lãnh thổ LB Nga trong các lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, công nghiệp và y tế. Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga và Quỹ đầu tư nhà nước Việt Nam đang xem xét các dự án trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cộng đồng doanh nghiệp của hai nước và các công ty đầu tư, đặc biệt là trong các lĩnh vực như dầu khí, nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Một lĩnh vực rất quan trọng trong quan hệ đối tác giữa Nga và Việt Nam là sự hợp tác kỹ thuật —quân sự. Bây giờ gói hợp đồng bán vũ khí Nga cho Việt Nam vượt quá 1 tỷ USD, và Nga muốn mở rộng sự hợp tác trong lĩnh vực này. Một lĩnh vực hợp tác quan trọng khác là bảo đảm an ninh thông tin.
Các chuyên gia Nga đánh giá cao kết quả cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam. "Chuyến thăm Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm căng thẳng như vậy cho thấy rõ rằng, Việt Nam là người bạn và nước đối tác đáng tin cậy của chúng tôi, — Giáo sư Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương trực thuộc Viện Đông phương học Nga, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. "Sự tương tác giữa Nga và Việt Nam có nền tảng vững chắc dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau".
"Bản chất của mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam liên quan đến việc mở rộng sự hợp tác trong hầu như tất cả mọi lĩnh vực, chứng tỏ về điều đó là các văn kiện đã được ký kết tại cuộc gặp, — chuyên gia Maxim Golikov của Văn phòng Tổng thống Liên bang Nga, đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam vào những năm 2011-2016, nhận xét. — Điều mới là Việt Nam đang xem xét nghiêm túc khả năng chuyển đổi một phần thanh toán song phương cho nhau bằng đồng tiền quốc gia. Những điều kiện thuận lợi hơn, đặc biệt là khi chúng ta phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ, sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, mà vào năm 2017 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đạt mức kỷ lục 5,2 tỷ USD. Phương thức thanh toán bằng đồng tiền quốc gia cũng sẽ giúp tăng khối lượng thương mại trong khuôn khổ FTA Việt Nam — EAEU. Điều rất quan trọng là các dự án hứa hẹn mới xuất hiện trong khu vực sản xuất của nền kinh tế".