Căn cứ Mỹ ở Ba Lan nguy hiểm cho Donald Trump như thế nào?

© AP Photo / Czarek SokolowskiTổ hợp tên lửa phòng không "Patriot" của Mỹ
Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ba Lan có kế hoạch triển khai căn cứ quân sự thường trực của Hoa Kỳ trên lãnh thổ đất nước mình. Rất có thể từ kế hoạch này cả hai nước sẽ sớm tiến hành các hành động cụ thể.

Đặc biệt, ngày 18 tháng 9, Tổng thống Andrzei Duda đã có thể thảo luận trực tiếp với Donald Trump tại Nhà Trắng về an ninh ở Trung Âu và việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực,.

Tại sao Bộ Quốc phòng Ba Lan không còn hài lòng với tính chất luân phiên của việc triển khai quân số hiện diện tại căn cứ quân sự trên lãnh thổ Ba Lan, việc bố trí căn cứ thường trực tại Ba Lan có lợi đến đâu về mặt kinh tế, cũng như liệu có nên chờ đợi bước đối ứng của Belarus, quốc gia đang theo dõi chặt chẽ những gì xảy ra? Trả lời phỏng vấn Sputnik Polska, nhà phân tích quân sự, phó tiến sĩ địa lý, phó giáo sư, người đứng đầu tổ bộ môn địa lý, quản lý môi trường và phát triển không gian của Đại học liên bang Baltic mang tên I. Kant, ông Yuri Zverev đã đề cập đến những vấn đề đó.

Sputnik: Tại sao Ba Lan gần đây tích cực tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận căn cứ quân sự thường trực của Mỹ trên lãnh thổ đất nước mình?

 - Việc Ba Lan mong muốn triển khai căn cứ quân sự thường trực của Mỹ đã từng được đề cập trước đó. Bộ trưởng Quốc phòng trước đây là ông Antoni Makherevich muốn đặt hai sư đoàn ở đây. Bây giờ chúng ta đang nói về một sư đoàn. Động cơ ở đây có thể rất khác nhau. Ở một mức độ đáng kể, đây là động cơ chính trị, mục tiêu là củng cố vị thế của Ba Lan với tư cách là đồng minh Đông Âu chính của Hoa Kỳ. Xét theo mọi chuyện, phía Hoa Kỳ cũng có một số bước đối ứng. Tôi không nghĩ rằng trong trường hợp này, Ba Lan chỉ nói lên quan điểm của mình.

Sputnik: Liệu có thể nói rằng bằng cách như vậy, Ba Lan đang tìm kiếm "chốn tị nạn" ở Mỹ trong bối cảnh quan hệ phức tạp với Brussels?

— Phương án này là có thể. Trong một số nghiên cứu của Mỹ về việc triển khai quân nhân Mỹ tại căn cứ thường trực ở Ba Lan mà tôi đọc được có nói rằng điều này có thể được thực hiện bên ngoài khuôn khổ NATO, nghĩa là, trên cơ sở thỏa thuận song phương trong định dạng "Hoa Kỳ-Ba Lan", chứ không phải là "NATO-Ba Lan".

Sputnik: Điều này có nghĩa là một căn cứ quân sự thường trực có thể kích động sự phản đối từ một số thành viên NATO phương Tây?

— NATO không hề đồng nhất, kể cả trong thái độ đối với Nga, mặc dù vẫn tuân thủ kỷ luật của khối. Một điều rõ ràng là việc triển khai căn cứ thường trực là hành động khiêu khích chống Nga. Điều đó phá vỡ "Biên bản Nga — NATO về quan hệ lẫn nhau, hợp tác và an ninh" năm 1997, trong đó NATO đã cam kết sẽ "thực hiện phòng thủ tập thể và các nhiệm vụ khác bằng cách đảm bảo khả năng tương tác cần thiết, hội nhập và khả năng tăng cường, chứ không phải bằng cách bố trí lực lượng chiến đấu thường trực đáng kể". Mặc dù những người ủng hộ quan điểm đó nói rằng hành động này không có tính pháp lý ràng buộc, được đưa ra cho tình hình địa chính trị thời điểm đó, và sau sát nhập Crưm và bất ổn Donbass tình hình đã thay đổi, về gốc rễ điều đó không phải là vi phạm trực tiếp.

Sputnik: Thỉnh thoảng, những người ủng hộ tính chất luân phiên của việc triển khai quân đội Mỹ ở Ba Lan lại lên tiếng. Tại sao một phương án như vậy có vẻ thích hợp hơn?

Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bác bỏ thông tin phi công 'huấn luyện tấn công căn cứ Mỹ'

— Đó tuyên bố của Trung tướng Ben Hodges, cho đến gần đây là chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu. Thứ nhất, chương trình luân phiên cho phép trải nghiệm và chuẩn bị cho hoạt động của quân đội trong tương lai: các lữ đoàn thay đổi lẫn nhau, đạt được kinh nghiệm tương tác với các lực lượng Đông Âu. Càng nhiều đơn vị trải qua việc tái đào tạo như vậy thì càng tốt hơn cho các hoạt động chiến đấu trong tương lai. Thứ hai, chúng ta không được quên rằng việc triển khai căn cứ thường trực là một nhiệm vụ khó khăn, ngay cả đối với Hoa Kỳ. Việc tái hình thành sư đoàn là rất tốn kém, vì theo như tôi nhớ, Hoa Kỳ bây giờ có 11 sư đoàn trong lực lượng bộ binh, ngoài Vệ binh quốc gia.

Sputnik: Về mặt kinh tế sự tồn tại căn cứ quân sự nước ngoài ở Ba Lan có tính khả thi như thế nào?

— Ba Lan sẵn sàng trả một số tiền khá lớn. Nước này dự định phân bổ 1,5-2 tỷ USD cho mục đích đó. Nếu số tiền đó được đem mua vũ khí, thì có thể trang bị đủ số lượng trang thiết bị quân sự. Ngoài ra, Ba Lan sẵn sàng cung cấp cơ sở hạ tầng hiện có của mình. Chúng ta đang nói về lãnh thổ tại Bydgoszcz và Torun. Kể cả ở Bydgoszcz cũng đã có đủ loại cấu trúc NATO khác nhau.

Sputnik: Liệu Belarus có thể phản ứng với những gì đang xảy ra và tiếp nhận căn cứ của Nga hay không?

— Theo quan điểm chính thức của Tổng thống Lukashenko, quân đội Nga có thể xuất hiện thường trực tại Belarus trong giai đoạn bị đe dọa, khi thực sự có thể xảy ra chiến tranh. Mà như các bạn biết, điều đó là xa vời.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала