Cấm hay không cấm ăn thịt chó? Cuộc tranh luận nảy lửa

© AFP 2023 / Hoang Dihn Nam Chó thui ở một quán ăn trên đường phố Hà Nội, Việt Nam
Chó thui ở một quán ăn trên đường phố Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Trên nguyên tắc bình đẳng và văn minh thì không một dân tộc hoặc nền văn hóa nào có quyền và được phép áp đặt tiêu chí văn hóa của họ lên các dân tộc khác. Việc Hạ viện Hoa kỳ ra nghị quyết về thói quen ẩm thực của người châu Á, trong đó có Việt Nam - là hành vi lố bịch và hợm hĩnh của kẻ thất phu”.

"Một xã hội văn minh sẽ không tồn tại những hành vi man rợ. Và điều man rợ đó là ăn thịt những thứ, những vật mà ta coi là bạn".

Đó là hai ý kiến đại diện cho hai quan điểm trái chiều của người Việt về một vấn đề đang được tranh cãi nảy lửa hiện nay: Ăn hay không ăn thịt chó, mèo và nghị quyết của Hạ viện Mỹ kêu gọi các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào, Ấn Độ chấm dứt việc buôn bán thịt chó, mèo.

"Tôi ủng hộ tuyệt đối việc không ăn thịt chó, mèo và chống đối các hành vi hành hạ vật nuôi nói chung, — anh Kháng Minh, bác sĩ, Thạc sĩ tâm lý học, phát biểu với Sputnik, — Thật xa rồi cái thời mông muội man di. Chó, mèo là những vật nuôi thân thiết và con người đã coi chúng như bạn của mình. Chúng chung thành, chúng coi ta là bạn. Một xã hội văn minh sẽ không tồn tại những hành vi man rợ. Và điều man rợ đó là ăn thịt những thứ, những vật mà ta coi là bạn, — anh Kháng Minh giải thích quan điểm của mình.

Để bảo vệ cho quan điểm của mình, anh Kháng Minh còn lập một trang trên facebook với cái tên "Không ăn thịt chó và mèo!" kêu gọi mọi người không ăn thịt chó, mèo. Trang này đang được rất nhiều người ủng hộ.

Câu chuyện có nên ăn thịt chó, mèo hay không đã mang sắc thái chính trị  sau khi Hạ viện Mỹ ra nghị quyết kêu gọi một số nước, trong đó có Việt Nam cấm việc buôn bán thịt chó, mèo.

Con chó - Sputnik Việt Nam
Tranh cãi ăn thịt chó: Đĩa thịt chó không nói lên đạo đức con người

Rất nhiều người Việt đã bày tỏ sự phẫn nộ thực sự trước lời kêu gọi của Hạ viện Mỹ và việc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 4.170 về việc tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn thành phố. Theo đó, ngoài việc quản lý chặt các cơ sở giết, mổ, kinh doanh thịt chó, mèo, UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu chính quyền cấp dưới tuyên truyền về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả… khi sử dụng thịt chó, mèo để người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen ăn các loại thịt này.

"Theo tôi, mỗi dân tộc đều gắn với đặc trưng văn hóa để làm nên bản sắc, cốt cách riêng. Trong đó, văn hóa ẩm thực là đặc trưng có chiều sâu và độ bền vững đáng tin cậy nhất. Trên nguyên tắc bình đẳng và văn minh thì không một dân tộc hoặc nền văn hóa nào có quyền và được phép áp đặt tiêu chí văn hóa của họ lên các dân tộc khác. Việc Hạ viện Hoa kỳ ra nghị quyết về thói quen ẩm thực của người châu Á, trong đó có Việt Nam — là hành vi lố bịch và hợm hĩnh của kẻ thất phu. Đáng tiếc, sự sai trái của Mỹ lại được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tích cực tiếp tay, hưởng ứng bằng các chỉ thị/lộ trình "Cấm thịt cầy", — Ông Lê Văn Lực, một cựu chiến binh, nói với Sputnik.

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Chó nuôi để ăn thịt ở Hà Nội
Chó nuôi để ăn thịt ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Chó nuôi để ăn thịt ở Hà Nội

Đáng chú ý, ông Lê Văn Lực hơn 20 năm nay không ăn thịt chó. Theo như ông tâm sự thì từ hồi ông mang tượng Phật về nhà thờ thì ông không ăn thịt chó nữa. Và nhiều người, cũng như ông Lê Văn Lực, mặc dù không ăn thịt chó, nhưng cho rằng việc cấm là vi hiến và việc ăn thịt chó, mèo là sở thích của mỗi người.

"Tôi không ăn thịt chó, nhưng tôi cho rằng việc cấm là không được. Ai thích ăn thì quyền của người đó. Hơn nữa việc Hạ viện Mỹ kêu gọi Việt Nam cũng không thể chấp nhận được", Chị Minh Hạnh, giảng viên tiếng Việt của Đại học Sankt — Peterburg nói với Sputnik.

Anh Phạm Mạnh Cường, một người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Sankt — Peterburg nêu quan điểm của mình như sau: "Đối với người Việt, việc nuôi chó như một thú cưng, làm cảnh mới được du nhập vào Việt nam không lâu, từ đó người ta cũng tự gắn thêm cho mình các khái niệm, quan niệm và hành vi về tình cảm với chó, vốn không có trong thâm tâm của họ trước đây. Thói quen và tập tục nuôi chó giữ nhà, ăn thịt chó, là thói quen của người Việt từ lâu đời. Đã có câu ca dao: "Sống trên đời ăn miếng thịt chó, xuống âm phủ biết có hay không". Có cả việc lưu truyền chuyện "sư ăn vụng thịt chó"- một điều cấm kỵ trong đạo phật. Việc UBND TP Hà nội có văn bản mong muốn người dân bỏ thói quen ăn thịt chó là sự mong muốn du nhập lối sống ở nước khác vào nước mình, lấy các chuẩn mực ở các nước khác vào nước mình".

Здание Палаты представителей Конгресса США в Вашингтоне, США - Sputnik Việt Nam
Hạ viện Hoa Kỳ tán thành lệnh cấm tiêu thụ thịt chó và thịt mèo

Còn anh Phạm phú Cường, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Lognes, ngoại ô Paris, phát biểu với Sputnik:

"Tôi nghĩ đó là phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Bản thân tôi là người định cư ở một nước ngoài  và tôi tôn trọng phong tục tập quán của đất nước mà tôi đang sống tức là tôi cũng có thói quen như người bản xứ. Tôi thấy việc người Việt nam phẫn nộ trước cử chỉ của  Hạ viện Mỹ là một tín hiệu tốt. Nước Mỹ là nước có chính sách can thiệp vào công việc của nội bộ của nước khác".

"Các văn bản của UBND TP Hà Nội vi hiến vì lẽ: thứ nhất, chó, mèo không nằm trong danh mục sách đỏ, cần bảo tồn bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt. Thứ hai, việc giết thịt chó mèo không dẫn đến gia tăng hay giảm sút nguồn dịch bệnh đối với cộng đồng. Thậm chí, chó mèo sống còn nguy hiểm (về mặt vệ sinh dịch tễ) hơn. Lẽ ra nên tuyên truyền vận động người dân nên hạn chế giết thịt những con chó, mèo mà mình trực tiếp nuôi dưỡng vì điều này gắn với tình cảm tự nhiên và chân thành. Lẽ ra, chính quyền nên có động thái cụ thể để bảo vệ bản sắc văn hóa và lòng tự trọng của dân tộc Việt Nam thì đàng này họ mau mắn nhanh nhẩu về hùa với Mỹ để bỉ mặt đồng bào mình", Cựu chiến binh Lê Văn Lực phát biểu với Sputnik.

Thực ra, Văn bản của UBND TP Hà Nội có một điều rất đáng chú ý và quan trọng. Đó là "UBNB thành bố giao cho UBND các quận, huyện, thị xã cập nhật thông tin, lập sổ quản lý về chó nuôi trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức ký cam kết thực hiện việc khai báo nuôi chó, mèo và chấp hành đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đối với bệnh dại".

Trên thực tế, việc này là rất cần thiết. Trong bài báo "Pháp luật thịt chó", nhà báo Đức Hoàng cũng đã đề cập tới tầm quan trọng của việc kiểm soát về giết mổ, nguồn gốc, thú y, kiểm dịch, mà hiện nay hoàn toàn không có.

"Các quy chuẩn thực phẩm thật ra giải quyết được rất nhiều vấn đề của thịt chó. Đầu tiên, đòi hỏi nguồn gốc hàng hóa sẽ ngăn chặn việc bắt một con chó bất kỳ để xẻ thịt, tạo ra khung pháp lý chống lại tình trạng trộm chó đầy bi kịch hiện nay. Việc một con vật bị giết mổ để làm thực phẩm, hoàn toàn không chịu sự quản lý của pháp luật, cho dù đến cuối được bày bán công khai, là điều không thể chấp nhận ở một quốc gia tiến bộ. Đặc biệt là một quốc gia yêu giấy phép con và chuộng đóng dấu như nước ta thì càng khó chấp nhận hơn. Nhưng ta vẫn để điều phi lý đó diễn ra khi mải mê hướng các tranh biện vào "tập quán", nhà báo Đức Hoàng viết.

Người Việt vẫn tiếp tục tranh luận về việc, cấm hay không cấm ăn thịt chó, mèo, còn vấn đề pháp luật thịt chó thì rất ít người đề cập tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала