Liệu có "nhượng bộ sốc" ở hội nghị thượng đỉnh Bình Nhưỡng sắp tới?

© Sputnik / Andrei OlfertBiểu ngữ trước Tòa thị chính Seoul với hình ảnh cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và dòng chữ "Chúng ta hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều thành công"
Biểu ngữ trước Tòa thị chính Seoul với hình ảnh cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và dòng chữ Chúng ta hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều thành công - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Xét theo mọi việc,cuộc đàm phán ở Bình Nhưỡng sẽ không dễ dàng. Mặc dù nhìn từ bên ngoài có vẻ là Seoul và Bình Nhưỡng đang thiết lập mối quan hệ tốt, nhưng,Tổng thống Hàn Quốc đã đặt cho mình một mục tiêu đầy tham vọng-thuyết phục nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên phải nhượng bộ đáng kể về phi hạt nhân hóa để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.

Có chú ý đến thực tế rằng, hai bên chưa đủ tin cậy vào nhau và có sự khác biệt trong cách tiếp cận, cho nên việc đặt được mục tiêu này sẽ là vô cùng khó khăn. Ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Hàn Quốc về thống nhất, đối ngoại và an ninh quốc gia, nói về triển vọng của hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Bình Nhưỡng.

 Hai bên sẽ thảo luận về những vấn đề gì?

Một trong những chủ đề chính là việc thực hiện các cam kết được ghi trong Tuyên bố Panmunjom. Như dự kiến, nhà lãnh đạo Kim Jong Un ​​sẽ quan tâm nhiều nhất đến việc thực hiện điều khoản đầu tiên liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ liên Triều, trong đó có hoạt động giao lưu, trao đổi, thăm viếng và hợp tác. Hai bên đã đạt được tiến bộ theo hướng này: vào ngày thứ Sáu, văn phòng liên lạc chung giữa hai miền Triều Tiên đã mở cửa tại Kaesong. Trước đây, để giao tiếp với Bắc Triều Tiên, đại diện của các tổ chức phi chính phủ của miền Nam đã phải bay đến Bắc Kinh hay Thẩm Dương để thiết lập liên lạc.

Bản đồ bán đảo Triều Tiên thống nhất bằng hoa.
Bản đồ bán đảo Triều Tiên thống nhất bằng hoa. - Sputnik Việt Nam
Bản đồ bán đảo Triều Tiên thống nhất bằng hoa.

Mục tiêu thực sự của cuộc gặp thượng đỉnh là gì?

Như dự kiến, Tổng thống Hàn Quốc ​​sẽ tập trung chú ý đến vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Trong tình hình hiện tại, khi cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng và Washington lâm vào bế tắc, ông Moon Jae-in sẽ cố gắng đóng vai trò trung gian. CHDCND Triều Tiên muốn để các bên trước hết ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh, sau đó Bắc Triều Tiên sẽ sẵn sàng đối thoại về những thanh tra viên quốc tế, nhưng, Hoa Kỳ muốn để trước hết có các phái đoàn giám sát quốc tế, sau đó mới có thể ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh.

"Tôi hy vọng rằng, tại hội nghị thượng đỉnh thứ ba sắp tới ở Bình Nhưỡng, Tổng thộng Moon và Chủ tịch Kim sẽ có cơ hội thỏa thuận với nhau về nội dung này. Bởi vì sau khi trở về từ Bình Nhưỡng, ông Moon có thể chuyển thông điệp này tới Washington. Tôi nghĩ rằng, trong bối cảnh hiện nay xung quanh vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, có khả năng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận về bản tuyên bố kết thúc chiến tranh và danh sách các cơ sở hạt nhân cho thanh tra. Nhưng, như Tổng thống Moon đã nói, các nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ cần phải có cách tiếp cận táo bạo và sáng tạo để đạt được mục tiêu này", — cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc cho biết tại cuộc gặp với các nhà báo nước ngoài.

© Sputnik / Andrei OlfertTriển lãm ảnh về lịch sử các cuộc gặp liên Triều
Triển lãm ảnh về lịch sử các cuộc gặp liên Triều  - Sputnik Việt Nam
Triển lãm ảnh về lịch sử các cuộc gặp liên Triều

Đề xuất của Hàn Quốc

Theo ông Moon Chung-in, đề xuất của Hàn Quốc về tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên bao gồm bốn yếu tố. Trước hết — đây là tuyên bố trực tiếp của hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ về việc chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài 65 năm liền kể từ khi ký kết hiệp ước đình chiến năm 1953. Yếu tố thứ hai — đưa ra tuyên bố chính trị và cam kết chấm dứt các quan hệ thù địch giữa tất cả các bên liên quan. Thứ ba — duy trì chế độ ngừng bắn hiện tại đến khi thỏa thuận hòa bình được ký kết. Điều này có nghĩa là duy trì Bộ chỉ huy Liên hợp quốc tại Hàn Quốc được dẫn dắt bởi một vị tướng Mỹ, duy trì khu vực giới tuyến quân sự và nhóm giám sát của các quốc gia trung lập được thành lập theo hiệp ước đình chiến. Điểm cuối cùng là việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên để duy trì chế độ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

© Sputnik / Andrei OlfertChụp ảnh bên một trong những địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh tháng Tư ở Panmunjom
Chụp ảnh bên một trong những địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh tháng Tư ở Panmunjom - Sputnik Việt Nam
Chụp ảnh bên một trong những địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh tháng Tư ở Panmunjom

"Tất nhiên, Bắc Triều Tiên có thể yêu cầu thay đổi quy chế hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và liên minh Mỹ-Hàn Quốc. Nhưng, Kim Jong Un đã nói rõ rằng, bản tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên không có liên quan đến sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc và liên minh Mỹ-Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là sẽ không có vấn đề lớn với việc ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh", ông Moon Chung-in nhấn mạnh.

Về phần mình, Tổng thống Hàn Quốc đã lưu ý rằng, bản tuyên bố kết thúc chiến tranh  là một công cụ để khởi đầu quá trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Nếu tuyên bố như vậy sẽ được thông qua thì Bắc Triều Tiên phải thực hiện những bước đi theo hướng giải trừ hạt nhân: cung cấp danh sách các cơ sở hạt nhân hoặc cho phép thực hiện các cuộc thanh tra quốc tế.

Tại sao Hàn Quốc lại đặt "hy vọng" quá xa như vậy?

 Trong những năm 90, chính quyền Tổng thống Clinton đã giải quyết vấn đề hạt nhân với sự giúp đỡ của Hiệp định Khung Geneva. Trong thời gian hiệu lực của thỏa thuận này, Bắc Hàn đã đóng băng chương trình hạt nhân của mình. Các vấn đề nghiêm trọng đã xiật hiện sau cuộc khủng hoảng hạt nhân thứ hai vào năm 2002, khi đó chính quyền Bush đã cáo buộc Bắc Triều Tiên có một chương trình tăng cường làm giàu uranium. Trên cơ sở đó, ông Bush đã hủy bỏ thỏa thuận Hiệp định khung, ngừng cung cấp dầu xăng cho CHDCND Triều Tiên và đóng cửa văn phòng KEDO (Cơ quan phát triển Năng lượng bán đảo Triều Tiên) tại New York. Bắc Triều Tiên đã phản ứng tương ứng, nối lại các hoạt động tại trung tâm hạt nhân ở Yongbyon, nơi sản xuất plutoni.

"Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright đã nói với tôi rằng, nếu Gore thắng cử thì sẽ không có vấn đề hạt nhân. Khi đó đã có vấn đề tên lửa, nhưng, vấn đề này cũng bắt đầu được giải quyết khi bà Albright đến thăm Bình Nhưỡng. Do đó, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên không phải là một cái gì đó vĩnh cửu. Đã từng có khả năng ngăn chặn vấn đề này. Tuy nhiên, những biện pháp không đúng đã dẫn đến việc CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân", — cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc cho biết.

Theo ý kiến ​​của ông, hiện có cơ hội thuyết phục Bắc Triều Tiên đi theo hướng phi hạt nhân hóa, và bây giờ cơ hội này đã trở nên gần hơn bao giờ hết.

"Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un ủng hộ giải trừ hạt nhân. Hưởng ứng lời kêu gọi của ông Moon Jae-in phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ông đã nói rằng, nếu Bắc Triều Tiên có cơ hội đàm phán với Hoa Kỳ thường xuyên hơn để xây dựng sự tin cậy và ký kết thỏa thuận về không tấn công nhau" thì chẳng việc gì mà chúng tôi phải phát triển vũ khí hạt nhân và chịu đau khổ vì nó. Tôi nghĩ rằng, Chủ tịch Kim thực sự muốn giải trừ vũ khí hạt nhân. Vấn đề duy nhất là với những điều kiện nào. Nói chung, chúng ta đang nói về các điều kiện giải trừ hạt nhân", — ông Moon Chung-in nói.

Điều kiện chính

Nếu nói về giải trừ vũ khí hạt nhân thì ở đây mọi thứ đều rõ ràng: cần phải xóa bỏ tất cả các thành phần — cơ sở hạt nhân, vật liệu hạt nhân, đầu đạn và tên lửa hạt nhân, cũng như sa thảy tất cả những người tham gia phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân, có nghĩa là, các nhà khoa học hạt nhân và các chuyên gia kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình này kéo dài rất lâu, ngoài ra các bên phải nhận một số cam kết. Do đó, trong quá trình phi hạt nhân hóa có thể có một số nhượng bộ.

"Cá nhân tôi muốn để Bắc Triều Tiên thực hiện những "nhượng bộ sốc" và để Mỹ cũng làm như vậy. Trong trường hợp này, các bên có thể đưa ra tuyên bố, tổ chức các cuộc thanh tra và sau đó xác nhận điều đó", — cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc cho biết.

Ông nhắc nhở về việc, Chủ tịch Kim đã tuyên bố sẵn sàng hoàn thành quá trình phi hạt nhân hóa trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Trump. Nhưng, điều này đòi hỏi những sáng kiến ​​táo bạo. Ví dụ, để Bắc Triều Tiên cho phép đưa ra và tiêu hủy ít nhất một phần kho vũ khí hạt nhân của họ. Trong trường hợp này Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho CHDCND Triều Tiên những đảm bảo chính trị và quân sự nhất định, chẳng hạn như hiệp ước không xâm lược lẫn nhau và bảo lãnh kinh tế — dỡ bỏ lệnh cấm vận và cung cấp hỗ trợ cho CHDCND Triều Tiên để nước này trở thành một thành viên thường xuyên của cộng đồng quốc tế.

Các bên có thể làm những gì?

Mặc dù Tổng thống Hàn Quốc chỉ đóng vai trò trung gian trong trò chơi ngoại giao này, ông không có ý định ngồi yên. Theo cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon tin chắc rằng, việc cải thiện các mối quan hệ giữa Bắc và Nam tự nó có thể giúp thiết lập cuộc đối thoại giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Chính bởi vậy ông có ý định phát triển sự hợp tác liên Triều, bất chấp sự phản đối của phe đối lập bảo thủ trong nước và sự kháng cự của một số lực lượng chính trị tại Hoa Kỳ.

"Gần đây, một quan chức cấp cao của Mỹ đã nói rằng, mối quan hệ liên Triều phải được đồng bộ hóa với tiến trình phi hạt nhân hóa, tức là trên thực tế với quan hệ giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên. Nhưng, chính phủ của chúng tôi có ý kiến ​​khác. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, nếu mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên lâm vào bế tắc, thì cần phải cải thiện quan hệ liên Triều để vượt qua tình trạng này. Phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Lập quốc, Tổng thống Moon đã nói rằng, không được để mối quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam phụ thuộc vào tình trạng mối quan hệ Mỹ-CHDCND Triều Tiên. Do đó, đôi khi chúng ta phải đóng vai trò tích cực hơn để cải thiện giao tiếp giữa Washington và Bình Nhưỡng", — ông Moon Jae-in nói.

© Sputnik / Andrei OlfertKhu phức hợp chính phủ ở Seoul, nơi treo biểu ngữ với khẩu hiệu chính của hội nghị thượng đỉnh sắp tới "Hoà bình, một tương lai mới".
Khu phức hợp chính phủ ở Seoul, nơi treo biểu ngữ với khẩu hiệu chính của hội nghị thượng đỉnh sắp tới Hoà bình, một tương lai mới. - Sputnik Việt Nam
Khu phức hợp chính phủ ở Seoul, nơi treo biểu ngữ với khẩu hiệu chính của hội nghị thượng đỉnh sắp tới "Hoà bình, một tương lai mới".

Còn Trung Quốc thì sao?

Nói về vai trò của các nước láng giềng trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, ông Moon Jae-in đặc biệt nhấn mạnh lời

tuyên bố gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế Đông ở Vladivostok.

"Ông đã nói rằng, sự đối tác giữa CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Hoa Kỳ là đủ để ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh và thiết lập hòa bình, bởi vì họ là các bên tham gia trực tiếp. Song, vấn đề thiết lập hòa bình đầy đủ giá trị trên bán đảo Triều Tiên phải được giải quyết trong khuôn khổ cuộc đàm phán sáu bên. Tôi đồng ý một phần với ý kiến này, và điều quan trọng nhất — đây là một bước tiến. Trước đó Trung Quốc đã tuyên bố rằng, Bắc Kinh phải là một bên ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên", — ông Moon nhấn mạnh.

Theo ông, Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, Washington và Bình Nhưỡng nên giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Nhưng, Trung Quốc có thể và sẵn sàng thúc đẩy quá trình đàm phán về phi hạt nhân hóa Triều Tiên, đưa ra các nguyên tắc và chiến lược cụ thể.

"Hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên không thể được thiết lập nếu không thiết lập hòa bình và ổn định trên khắp Đông Bắc Á, hai vấn đề này luôn đi đôi với nhau. Nếu các bạn nhìn vào tuyên bố chung sau cuộc đàm phán vào tháng 9 năm 2005, thì trong văn kiện này có điều khoản về việc tạo ra một cơ chế cho hòa bình và an ninh ở Đông Bắc Á. Vì vậy, theo tôi, nếu Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và Mỹ đạt được thoả thuận và ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh và thiết lập hòa bình, thì sau đó sẽ không có vấn đề lớn với Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, các nước có thể cùng nhau tạo ra một kiến trúc hòa bình và an ninh cho Đông Bắc Á", — chuyên gia Hàn Quốc nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала