Hà Nội có 8.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị mỗi ngày, thành phố Hồ Chí Minh — đến 12.000 tấn. Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ từ Viện Hàn lâm khoa học điện LB Nga cho biết những con số này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Vietnam. Ông là Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma của trường đại học này và là người điều hành Viện Công nghệ VinIT đã được thành lập hai năm trước đây tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Viện này tập hợp, đoàn kết các nhà khoa học từ Việt Nam và Nga. Năm nay một số chuyên gia trong số đó bắt đầu làm việc tại Viện Nghiên cứu Công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT) được thành lập trong khuôn khổ tập đoàn Vingroup.
Theo các nhà khoa học của Nga và Việt Nam làm việc tại VinIT và Vin Hi-Tech, lối thoát khỏi tình trạng này là công nghệ khí hóa bằng dòng plasma.
Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ giải thích thêm rằng, dòng plasma biến chất thải thành cái gọi là khí tổng hợp có thể được sử dụng để sản xuất điện. Tức là, xí nghiệp khí hóa rác thải bằng dòng plasma không chỉ sản xuất đủ điện năng cho nhu cầu của mình mà còn cung cấp điện được sản xuất ra dư thừa cho các khu công nghiệp và khu dân cư lân cận.
Mô-đun tối thiểu khí hóa bằng dòng plasma, do các nhà khoa học Nga và Việt Nam phát triển, sẽ có công suất lên tới 300 tấn rác mỗi ngày. Công suất này là đủ để làm sạch khu định cư hoặc doanh nghiệp công nghiệp không lớn. Đối với những thành phố và xí nghiệp lớn hơn có thể tăng số lượng mô-đun như vậy.
Dự án của các nhà khoa học Nga và Việt Nam đã thu hút sự chú ý của ban lãnh đạo Vingroup, tập đoàn thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ việc thực hiện dự án. Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ dự đoán, mô-đun đầu tiên có thể được đưa vào hoạt động sau hai năm nữa. Công nghệ khí hóa bằng dòng plasma có thể góp phần ngăn chặn nguy cơ Việt Nam trở thành bãi rác.