Thỏa thuận như vậy giữa các nhà lãnh đạo miền Bắc và miền Nam Triều Tiên chắc sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa của CHDCND Triều Tiên, nhưng đồng thời hiện hữu câu hỏi là điều đó liệu có làm vừa lòng những nhân vật cứng rắn theo tuyến chống Bắc Triều Tiên ở Washington hay chăng?
Sputnik giới thiệu ý kiến của chuyên gia Cheong Seong-chang phụ trách chương trình nghiên cứu của Viện Sejong (The Division of Research Planning, Sejong Institute Institute), bình luận về văn kiện vừa được ký hôm thứ Tư giữa hai miền Triều Tiên.
Theo lời chuyên gia, tùy thuộc vào nội dung bức thông điệp mà Chủ tịch Kim nhờ Tổng thống Moon gửi tới Tổng thống Hoa Kỳ Trump, sẽ tiếp đến khả năng tổ chức được hay chăng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên lần thứ hai trong năm nay.
"Nếu có cuộc gặp cấp cao như vậy, thì giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên có thể đạt được nhiều thỏa thuận xúc tiến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Và nếu ông Kim Jong-un cuối năm nay sang thăm Seoul, thì việc giải giáp vũ khí hạt nhân tại hội nghị thượng đỉnh kế tiếp có thể nhận được bước phát triển hơn nữa", — chuyên gia giải thích.
"Tuy nhiên, cách tiếp cận quá "dần dần từng bước" trong đó các cuộc đàm phán kết thúc không kèm thỏa thuận về kế hoạch hành động cụ thể theo hướng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và tháo bỏ các cấu trúc của Chiến tranh Lạnh, có thể đẩy tăng mối hoài nghi ở Mỹ về động cơ của ông Kim khi bắt đầu đàm phán về phi hạt nhân hóa. Ngoài ra, điều đó sẽ củng cố lập trường của giới thân cận xung quanh Trump thường ngả theo hướng thuyết phục về sức mạnh toàn năng của biện pháp trừng phạt, và vô hình chung sẽ cấp xung lực cho những hành động đơn phương, cuối cùng gây phức tạp cho tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân", — người đối thoại với phóng viên Sputnik nhận định.
"Sẽ là hữu ích nếu nỗ lực tổ chức được cuộc gặp ba bên với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol và lãnh đạo Cục An ninh công cộng trong Ban thư ký của Tổng thống Hàn Quốc Chun Yi-yon. Rồi tại cuộc gặp này cố gắng tìm ra điểm chung giữa ba quốc gia. Và nếu nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vẫn đến thăm Seoul trong năm nay như đã tuyên bố trước đó, cần suy nghĩ về chuyện làm thế nào đề xuất để ông Kim Jong-un tham gia chuyến đi cùng với Tổng thống Moon Jae-in đến Washington dự hội nghị thượng đỉnh ba bên Bắc Triều Tiên-Hàn Quốc-Mỹ", — chuyên gia Cheong Seong-chang kết luận.
Hội nghị thượng đỉnh CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đang diễn ra tại Bình Nhưỡng từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9.