Nhóm cán bộ Đà Nẵng trong vụ án Vũ 'Nhôm' từng tham mưu trái luật

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Phan Văn Anh Vũ nghe tòa tuyên án.
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ nghe tòa tuyên án. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hai cựu lãnh đạo văn phòng UBND Đà Nẵng trở thành bị can trong vụ án bán đất công liên quan Phan Văn Anh Vũ, VNExpress cho biết.

Mở rộng điều tra sai phạm tại các dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tại thành phố Đà Nẵng, ngày 18/9 Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can bốn người về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, theo điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ 'nhôm') - Sputnik Việt Nam
Sau lưng Vũ 'nhôm' là ai mà thôn tính đất vàng nhiều đến thế?

Theo đó, hai người bị bắt giam gồm ông Đào Tấn Bằng (43 tuổi, Bí thư Đảng uỷ khối các Khu công nghiệp Đà Nẵng), Nguyễn Viết Vĩnh (40 tuổi, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa Đà Nẵng). Hai người được tại ngoại là ông Nguyễn Văn Cán (64 tuổi, nguyên chánh văn phòng UBND Đà Nẵng), ông Phan Xuân Ít (64 tuổi, nguyên phó chánh Văn phòng UBND Đà Nẵng).

Tham mưu nhiều văn bản trái luật

Tháng 1 vừa qua, ông Đào Tấn Bằng bị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng kỷ luật cảnh cáo vì có vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy chủ trương cho phép chỉ định thầu ba dự án công trình trụ sở làm việc các cơ quan khối Đảng, không đúng quy định của Luật Đấu thầu.

Ông Bằng cũng bị xác định trong thời gian giữ các chức Phó trưởng Phòng Quản lý đầu tư, Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị, Phó chánh Văn phòng UBND thành phố đã tham mưu lãnh đạo "ban hành các văn bản không đúng với quy định của pháp luật về đất đai".

© Ảnh : CTVÔng Đào Tấn Bằng, nguyên Chánh VP thành ủy Đà Nẵng.
Ông Đào Tấn Bằng, nguyên Chánh VP thành ủy Đà Nẵng.  - Sputnik Việt Nam
Ông Đào Tấn Bằng, nguyên Chánh VP thành ủy Đà Nẵng.

Cơ quan điều tra đồng loạt khám nhà 4 quan chức, cựu quan chức TP.Đà Nẵng trong ngày 18/9. - Sputnik Việt Nam
Chiếc vali bí ẩn cảnh sát mang khỏi nhà nguyên Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng
Cũng trong giai đoạn này, bị can Nguyễn Văn Cán và Phan Xuân Ít lần lượt làm Chánh và Phó chánh văn phòng UBND Đà Nẵng. 

Văn phòng UBND TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2004-2015 đã tham mưu, ban hành nhiều văn bản đồng ý bán, chuyển nhượng nhiều nhà, đất công sản để lãnh đạo thành phố quyết định. Văn phòng uỷ ban thành phố "cho phép áp dụng hệ số sinh lợi về đất" tại khu nhà đất 20 Bạch Đằng, 106 Trần Phú (năm 2008), 100 Bạch Đằng, 57 Lê Duẩn (2009)…

Theo nhà chức trách, việc giảm hệ số sinh lợi từ 2 xuống 1,6 và nhiều nhà đất công sản xuống còn 1,4 tại nhiều nhà công sản đã dẫn đến giá thấp hơn thị trường, gây thất thoát số tiền lớn của Nhà nước. Hầu hết các nhà đất công sản thành phố Đà Nẵng bán ra trong giai đoạn này đều vào tay Phan Văn Anh Vũ và người thân của ông này.

Ông Đào Tấn Bằng - Sputnik Việt Nam
Ông Đào Tấn Bằng có tội tình gì?
Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng tháng 7/2013, ông Nguyễn Văn Cán — Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn báo chí, là người nhận tín nhiệm thấp nhất (trong 15 chức danh HĐND thành phố lấy phiếu tín nhiệm), với bảy phiếu tín nhiệm cao, 27 phiếu tín nhiệm và 14 phiếu tín nhiệm thấp. 

Trước năm 2014, ông Đào Tấn Bằng giữ chức Phó chánh Văn phòng UBND Đà Nẵng, sau đó ông làm Bí thư quận uỷ Ngũ Hành Sơn. Khi ông Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Bằng làm Chánh văn phòng Thành uỷ. Sau khi ông Xuân Anh bị cách chức, ông Bằng bị kỷ luật và điều chuyển về làm Bí thư Đảng uỷ khối các Khu công nghiệp.

© Ảnh : Ngọc Trường/VNExpressÔng Nguyễn Văn Cán từng là Chánh văn phòng kiêm phát ngôn báo chí của UBND TP Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Văn Cán từng là Chánh văn phòng kiêm phát ngôn báo chí của UBND TP Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Cán từng là Chánh văn phòng kiêm phát ngôn báo chí của UBND TP Đà Nẵng.

'Chảo lửa' Chi Lăng

Ông Phạm Công Danh - Sputnik Việt Nam
Phạm Công Danh "bắt tay ngầm" với cựu Chủ tịch Đà Nẵng mua bán sân Chi Lăng như thế nào?
Từ năm 2010, UBND TP Đà Nẵng dưới thời cựu Chủ tịch Trần Văn Minh đã giao sân vận động này cho Tập đoàn Thiên Thanh của đại gia Phạm Công Danh để làm dự án khu phức hợp thương mại — dịch vụ. Một năm sau chính quyền hoàn tất thủ tục chuyển nhượng khu đất gần 6 ha, thu về ngân sách khoảng 1.400 tỷ đồng.

Chủ đầu tư sau đó đã "xẻ thịt" sân vận động Chi Lăng thành 14 dự án để thế chấp ngân hàng. Cơ quan chức năng Đà Nẵng cho biết, sân vận động Chi Lăng nằm chung trong các dự án sai phạm mà mà kết luận số 2852 (năm 2013) của Thanh tra Chính phủ đã nêu. Theo đó, dù đất giao cho dự án theo quy định Luật đất đai là không quá 50 năm nhưng UBND Đà Nẵng giai đoạn trước đã giao với thời hạn lâu dài.

Theo đó, tháng 1/2011, Tập đoàn Thiên Thanh có tờ trình đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty thành viên. Ông Bằng được cho là đã cùng cán bộ Phòng Quản lý Đô thị — Văn phòng UBND thành phố (lúc này ông Phan Xuân Ít làm trưởng phòng, ông Nguyễn Viết Vĩnh làm chuyên viên) lập phiếu trình và dự thảo văn bản giao Sở Tài nguyên và môi trường tách sổ đỏ. Lãnh đạo thành phố đã duyệt ký ban hành theo đề nghị của Tập đoàn Thiên Thanh ngay trong ngày, dù việc tham mưu không có sự tham gia của các Sở, ngành chức năng.

Sân Vận động Chi Lăng gắn với nhiều kỷ niệm của người dân Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Cựu Chủ tịch Đà Nẵng: 'Nghe lời dân thì sân Chi Lăng đã không mất'
Tháng 7/2018, Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Đà Nẵng đã kỷ luật cảnh cáo ông Phan Xuân Ít vì trong thời gian giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý đô thị, đã tham mưu lãnh đạo UBND thành phố ban hành các văn bản không đúng với quy định pháp luật về đất đai. Sai phạm này có liên quan đến Sân vận động Chi Lăng.

Sân vận động Chi Lăng cùng với khu đất số 209 Trường Chinh hiện nằm trong khối tài sản phải thi hành án liên quan đến đại án Phạm Công Danh. Cơ quan thi hành án TP HCM đã ủy quyền cho thi hành án thành phố Đà Nẵng thực hiện. Tổng giá trị thi hành án 2 vị trí nói trên khoảng 3.000 tỷ đồng. Chính quyền Đà Nẵng đang xin trả lại tiền lấy lại "chảo lửa" Chi Lăng để phục vụ mục đích công cộng.

Tháng 4/2018, Bộ Công an khởi tố hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là ông Văn Hữu Chiến và ông Trần Văn Minh về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015) và Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai(điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015). Ông Minh bị bắt giam, ông Chiến được tại ngoại.

SVĐ Chi Lăng - Sputnik Việt Nam
Vụ cựu quan chức cấp cao bán rẻ Chi Lăng: Của đã mất, tiền đã trao, lấy lại như thế nào?
Ba bị can khác cùng bị khởi tố tội Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai gồm: ông Nguyễn Điểu (nguyên giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng), Trần Văn Toán (nguyên phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng) và Lê Cảnh Dương (Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng).

Ngày 9/8, Bộ Công an khởi tố bốn người về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" với các ông Nguyễn Công Lang (nguyên giám đốc công ty quản lý nhà Đà Nẵng); ông Phan Ngọc Thạch (nguyên tổng Giám đốc công ty cổ phần Du lịch Đà Nẵng); ông Trần Phi (nguyên tổng Giám đốc công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng) và ông Huỳnh Tấn Lộc (tổng Giám đốc công ty Công nghệ phẩm Đà Nẵng).

Ngày 18/9, Bộ Công an khởi tố ông Đào Tấn Bằng (43 tuổi, Bí thư Đảng uỷ khối các Khu công nghiệp Đà Nẵng) và ông Nguyễn Viết Vĩnh (40 tuổi, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa Đà Nẵng), ông Nguyễn Văn Cán (64 tuổi, nguyên chánh văn phòng UBND Đà Nẵng), ông Phan Xuân Ít (64 tuổi, nguyên phó chánh Văn phòng UBND Đà Nẵng).

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала