Ông Ngô Văn Quý cho biết, sự cố tại đêm nhạc hội ở Công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ) là sự cố đáng tiếc và rất nghiêm trọng, trong đó 7 người chết, 5 người nguy kịch phải nhập viện.
Ngay sau khi nắm bắt được sự việc, sáng 17/9, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã họp chỉ đạo khắc phục sự cố, tập trung vào 4 nội dung. Trong đó có giao cho lãnh đạo TP cùng Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế đến bệnh viện thăm các nạn nhân, động viên các bác sĩ tích cực cứu chữa giảm thiểu các ca tử vong.
"Với tinh thần như vậy, TP Hà Nội đã đến thăm động viên các bác sĩ để làm sao cứu chữa giảm thiểu tối đa các ca tử vong mà các cháu ở đây tuổi còn rất trẻ", ông Quý nói và cho biết, nguyên nhân đã đến vụ việc và trách nhiệm đến đâu thì sau khi công an làm rõ sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Một độc giả khác nói: " Chính quyền còn bao nhiêu công việc 'nước sôi lửa bỏng" hơn nhiều…".
Tuy nhiên, cũng có người có quan điểm ngược lại khi cho rằng:
"Dù là nghiện ma túy rồi chết thì họ vẫn là một con người. Việc thăm hỏi cốt an ủi nhắc nhớ người còn sống. Hãy sống có ích, đừng chết vì thiếu hiểu biết. Tôi đánh giá cao cuộc viếng thăm của ông Phó Chủ tịch".
Và những ý kiến bất bình không phải là không có căn cứ. Người dân muốn thấy các vị lãnh đạo có mặt ở những nơi "nước sôi lửa bỏng", an ủi những số phận không may, những cảnh đời khổ ải éo le, nạn nhân của thiên tai, địch họa.
Họ cảm thấy rất "không ổn lắm" khi thấy ngoài chuyện thăm hỏi, lãnh đạo TP Hà Nội lại còn có cả phong bì "động viên" các thanh niên bị sốc thuốc.
Đúng là sau trường hợp này, các cán bộ cần cân nhắc thận trọng để lựa chọn thời điểm xuất hiện, hoàn cảnh xuất hiện, bởi mỗi sự xuất hiện của các vị truyền đi một thông điệp rất quan trọng đến với người dân. Trong trường hợp nào thì nên đến động viên, trong trường hợp nào thì chỉ cần chỉ đạo tích cực chữa trị là được.