Tuyên bố chung Bình Nhưỡng ghi rõ: các vấn đề quân sự của miền Nam và miền Bắc cần được ưu tiên giải quyết. Nhờ đó bản tuyên bố đã trở thành dấu mốc lịch sử trong mối quan hệ liên Triều từ nay vĩnh viễn bước vào kỷ nguyên hòa bình.
"Ưu tiên cho các vấn đề quân sự, mà trước đây luôn ở những thứ hạng cuối cùng, sẽ chấm dứt các mối đe dọa quân sự và đe dọa chiến tranh, sẽ mang lại hòa bình cho công dân của miền Bắc và miền Nam Triều Tiên, và đây là kết quả số một quan trọng nhất. Sau khi giải quyết vấn đề hòa bình của hai miền Triều Tiên cần phải giải quyết các vấn đề kinh tế. Mối quan hệ liên Triều sẽ trở thành ổn định hơn. Ở đây nói về việc thay đổi tư duy: các vấn đề quân sự phải được ưu tiên giải quyết. Nhờ đó có thể tạo ra bầu không khí an ninh để phát triển sự hợp tác kinh tế giữa miền Bắc và miền Nam. Đây là phần đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển mối quan hệ liên Triều và tiến trình phi hạt nhân hóa, cũng như vào mối quan hệ giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Theo tôi, việc cải thiện mối quan hệ liên Triều sẽ thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa để tạo ra cơ chế hoà bình, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên", — chuyên gia Hàn Quốc nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên vẫn chưa giải quyết vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, Tuyên bố chung Bình Nhưỡng viết rõ: Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ trong quá trình theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Điều đó cho thấy rằng, Hàn Quốc sẵn sàng đóng góp quan trọng vào việc giải quyết vấn đề này, hơn nữa, Bắc Triều Tiên thừa nhận rằng, Seoul là bên trung gian quan trọng nhất, và hy vọng rằng, miền Nam sẽ thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình.
"Bản tuyên bố đề cập đến cơ sở thử động cơ và bãi phóng tại khu thử tên lửa Dongchang-ri và cơ sở hạt nhân ở Yeongbyeon. Điều đó thực sự củng cố vị trí của bên trung gian, và cho thấy rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, Bình Nhưỡng cam kết phi hạt nhân hóa và tiến lên phía trước theo con đường này. Cam kết của Bình Nhưỡng xóa bỏ vĩnh viễn các cơ sở này dưới sự giám sát của các chuyên gia đến từ các nước phù hợp cho thấy rằng, CHDCND Triều Tiên đã rút kinh nghiệm từ việc phá hủy bãi thử hạt nhân Phungeri, khi đó chỉ có các nhà báo được mời chứng kiến sự kiện này. Bây giờ Bình Nhưỡng muốn chứng minh rằng, họ sẵn sàng thực hiện những hành động có ý nghĩa theo hướng phi hạt nhân hóa, đáp ứng điều kiện tiên quyết của Hoa Kỳ để ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh.
Tuy nhiên, có chú ý đến việc Trump không tuân theo những lời hứa được ghi trong Tuyên bố chung Mỹ-Triều vào ngày 12/6, có vẻ như đòi hỏi của Mỹ ký kết Tuyên bố kết thúc chiến tranh chỉ sau khi Triều Tiên chuyển giao danh sách các cơ sở hạt nhân là một rào cản độc hại áp đặt bởi Hoa Kỳ. Do đó, việc xóa bỏ định kiến này và loại bỏ những sự khác biệt là một minh chứng cho vai trò trung gian của chúng tôi và những nhượng bộ của Bình Nhưỡng", — chuyên gia Kim Dong-yup cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sau đó văn bản Tuyên bố chung viết rằng, miền Bắc sẵn sàng dỡ bỏ vĩnh viễn các cơ sở hạt nhân ở Yeongbyeon, trong khi Mỹ thực hiện các biện pháp tương ứng theo tinh thần của Tuyên bố chung Mỹ-Triều vào ngày 12/6. Khi đồng ý dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân ở Yeongbyeon, Bắc Triều Tiên cho thấy rằng, họ sẵn sàng khởi đầu tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, tuy nhiên, rõ ràng rằng, tiến trình này phải diễn ra không phải theo kịch bản của Mỹ, mà dựa trên các hành động theo từng giai đoạn và song song với nhau.
"Kết quả là, Tổng thống Moon Jae-in phải chịu gánh nặng trách nhiệm lớn hơn. Tôi cho rằng, bản tuyên bố được công bố ngày hôm nay không có gì chung với cuộc gặp "mặt đối mặt" của hai nhà lãnh đạo đã diễn ra ngay trước lễ ký kết. Chắc là tại cuộc gặp đó hai bên đã thảo luận về vai trò trung gian trong quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân, chắc là đã có những cố gắng thuyết phục bên khác đưa ra quyết định chiến lược. Sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên, Tổng thống Moon Jae-in sắp sang Mỹ để dự phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, nơi ông sẽ gặp gỡ với Donald Trump. Tại đó ông Moon Jae-in sẽ đóng vai trò trung gian và sẽ cố gắng thuyết phục ông ta. Có lẽ, chính bởi vậy sau cuộc gặp ở Bình Nhưỡng ông Moon đã có vẻ trầm ngâm nhất trong toàn bộ thời gian hội nghị thượng đỉnh. Có vẻ ông tự hỏi bản thân mình "Tôi có thể làm gì?" Và điều đó cho thấy rõ nhất kết quả của cuộc gặp hôm nay", — chuyên gia Hàn Quốc cho biết.