Các nước phương Tây đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải gần các đảo đá trên Biển Đông để thể hiện lập trường của mình, rằng họ đang di chuyển trong vùng biển quốc tế.
Ông Liu đã lớn lối khẳng định rằng các hoạt động này là ví dụ cho thấy "một số nước lớn ngoài khu vực" can thiệp vào vụ việc liên quan tới một trong những tuyến vận tải trọng yếu nhất trên thế giới.
"Họ đã đưa tàu chiến và máy bay tới Biển Đông để gây rối", ông Liu nói trong một sự kiện ngoại giao ở London.
Theo ông Liu, các nước khác đang cảm thấy những mối đe dọa ở nơi nó không hiện hữu.
"Thực tế là tự do hàng hải trên Biển Đông chưa bao giờ là vấn đề", ông Liu nói, "Tự do hàng hải không phải là tấm vé để làm bất cứ những gì mong muốn" và thẳng thừng đe dọa: "Tự do kiểu như vậy cần phải chấm dứt. Nếu không Biển Đông sẽ không bao giờ bình yên".
@ChinaDailyEU, Ambassador Liu Xiaoming said China wants 'international relations featuring mutual respect, fairness, justice and win-win cooperation & the building of an open community for lasting peace, universal security and common prosperity. pic.twitter.com/YpS0VKQY08
— Chopsticks Club (@Chopsticksclub) 14 сентября 2018 г.
Ngày 20/9, trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng một lần nữa nhấn mạnh: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
"Việt Nam tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, đồng thời đề nghị các quốc gia đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc duy trì trật tự, hòa bình và thượng tôn pháp luật ở Biển Đông", bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.