Tên lửa Trường Chinh-9 sẽ giúp Trung Quốc thực hiện kế hoạch bay xa hơn vào vũ trụ

CC0 / Pixabay / vũ trụ
vũ trụ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc tuyên bố, chuyến bay đầu tiên của tên lửa đẩy hạng siêu nặng Trường Chinh-9 sẽ bắt đầu theo kế hoạch vào năm 2028. Điều này cho thấy rằng, Trung Quốc đang thực hiện những bước cụ thể để thực hiện kế hoạch bay xa hơn vào vũ trụ, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik.

Trước đây báo chí đã dẫn ra những tuyên bố của quan chức Trung Quốc thông báo về loại tên lửa mới này. Tuy nhiên, theo ước tính của họ, chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào khoảng  năm 2030, điều này cho thấy rằng, dự án đang ở giai đoạn đầu, đây chỉ là kế hoạch sơ bộ. Bây giờ kế hoạch này trở nên rõ ràng hơn: Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa khổng lồ có thể đẩy 140 tấn lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.

Dragon SpaceX - Sputnik Việt Nam
SpaceX có thể trợ giúp trong việc đưa vũ khí của Hoa Kỳ vào không gian vũ trụ
Trung Quốc đang thực hiện những bước đầu tiên để chinh phục sao Hỏa, và lên kế hoạch vào năm 2020 sẽ phóng một tàu thăm dò lên sao Hỏa, tàu thăm dò bao gồm ba thành phần chính: vệ tinh nhân tạo của sao Hỏa sẽ ở lại trên quỹ đạo, tàu đổ bộ và xe tự hành. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ hai sau Hoa Kỳ sở hữu xe tự hành Mars Rover riêng.

Tiếp sau đó Trung Quốc dự tính phóng trạm tự động đến sao Hỏa, để nó  thu thập mẫu đất tại đó và trở về Trái đất. Đây là một kế hoạch táo bạo, chưa có ai làm như vậy, ngay cả Hoa Kỳ mới bắt đầu lên kế hoạch trong lĩnh vực này. Do đó, trong việc chinh phục sao Hỏa, Trung Quốc có thể trở thành đối thủ của Hoa Kỳ, trong khi Nga, Liên minh châu Âu và Ấn Độ bị tụt lại phía sau.

Trái đất - Sputnik Việt Nam
Đã tìm ra 10 nguyên nhân vì sao Lực lượng vũ trụ độc lập sẽ khiến Mỹ suy yếu đi
Xét theo mọi việc, chương trình nghiên cứu không gian sâu hơn sẽ là  một phương hướng ưu tiên trong chương trình vũ trụ của Trung Quốc sau khi họ hoàn thành các công việc xây dựng và ổn định lại hoạt động của trạm vũ trụ có người thường trực vào đầu những năm 2020. Một chương trình như vậy có thể trở thành chất xúc tác để phát triển nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, mà một số thành tựu cũng có thể được sử dụng trên mặt đất. Ngoài ra, Trung Quốc đang xem xét kế hoạch gửi các trạm tự động đến những hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời, ví dụ, đến Sao Mộc và Sao Thiên Vương.

Mặc dù việc thăm dò sao Hỏa là nhiệm vụ tối đa trong chương trình không gian Trung Quốc, chuyến bay có người lái đến Mặt Trăng có thể diễn ra sớm hơn. Trên thực tế, trước đây tên lửa đẩy Trường Chinh-9  đã được mô tả trên báo chí Trung Quốc như một tên lửa có khả năng đưa con người lên Mặt Trăng.

Cần lưu ý rằng, một vài tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã công bố kế hoạch tạo ra tên lửa siêu nặng trong khoảng thời gian tương tự (chuyến bay đầu tiên có thể diễn ra vào năm 2027). Như dự đoán, tên lửa siêu nặng của Nga có tính năng kỹ thuật gần như Trường Chinh-9. Nó sẽ có một số phiên bản với tải trọng từ 50 đến 150 tấn để bay lên quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất.

vũ trụ - Sputnik Việt Nam
Khám phá mới về cuộc sống ngoài trái đất sẽ đẩy nhân loại tới các hành tinh khác
Các chương trình không gian đầy tham vọng và tốn kém của Nga và Trung Quốc đang phát triển song song trong điều kiện phức tạp khi ngành công nghiệp không gian của hai nước đang hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Mới đây, Mỹ áp đặt trừng phạt lên Cục Phát triển Thiết bị thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc vì mua hệ thống phòng thủ S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Điều đó cho thấy rằng, áp lực của Mỹ lên Nga và Trung Quốc đang trở thành chuyện bình thường và cũng đặt ra những thách thức mới đối với hai quốc gia này. Ngành công nghiệp không gian là một trong những lĩnh vực truyền thống trong sự hợp tác Nga-Trung Quốc, cùng với ngành công nghiệp hạt nhân và công nghiệp quốc phòng. Các chương trình mới nhằm khám phá không gian sâu và tạo ra những tên lửa siêu nặng tạo cơ sở để hy vọng vào những dự án lớn mới trong sự hợp tác Nga-Trung.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала