Tác giả tài liệu là Michal Malý. Tài liệu này phủ nhận việc tăng cường các cấu trúc châu Âu, nếu điều này gây hại cho nền độc lập của Cộng hòa Séc. Nhà tư vấn chính trị nổi tiếng và nhà báo Rudolf Mládek đã trả lời phỏng vấn Sputnik về vấn đề này.
Sputnik: Ông nghĩ gì về Tuyên ngôn Độc lập của Cộng hòa Séc?
Sputnik: Liệu có phải là sau 100 năm kể từ khi thành lập, Cộng hòa Séc lại một lần nữa mất chủ quyền?
Cộng hòa Séc đã mất một số chủ quyền của mình với việc ký kết Hiệp ước Lisbon. Đây là những hạn chế riêng lẻ, nhưng khá đáng kể.
Sputnik: Ông có nghĩ rằng sự hạn chế chủ quyền là do cuộc bỏ phiếu gần đây tại Nghị viện châu Âu chống Hungary hay không? Trên Internet, thậm chí còn có một chuyện đùa: nếu EU có quân đội, họ sẽ phái xe tăng tới Hungary…
Điều №2 của Hiệp ước về Liên minh châu Âu là rất mơ hồ ("Liên minh được thành lập trên các giá trị của sự tôn trọng phẩm giá con người, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhà nước pháp quyền và tôn trọng nhân quyền, kể cả quyền của những người thuộc các dân tộc thiểu số. Những giá trị này được áp dụng chung cho các nước thành viên trong một xã hội đặc trưng bởi tính đa nguyên, không phân biệt đối xử, khoan dung, công lý, đoàn kết và bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới."). Để chứng minh sự vi phạm Hiệp ước, cần phải đưa ra nhiều cơ sở, hơn là hạn chế một phần hoạt động của doanh nhân người Mỹ Soros, người mà luật pháp Hoa Kỳ cấm tham gia các trò chơi chính trị liên quan đến các nước đồng minh của Hoa Kỳ trên thế giới, kể cả các đối tác quân sự trong NATO.
Sputnik: Cộng hòa Séc có thể lấy lại chủ quyền của mình, mà vẫn là thành viên của các tổ chức quốc tế đòi hỏi phải có sự tách biệt hoặc hạn chế chủ quyền?
Điều này có phần gây hiểu nhầm. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế phần lớn không hạn chế chủ quyền của Cộng hòa Séc. Tình hình với Liên minh châu Âu thì khác. Tất nhiên, có thể ra khỏi mọi thỏa thuận. Nhưng điều đó sẽ gây ra những hậu quả nhất định.