Mặt Trời thành điện năng thay thế nhiệt điện than, năng lượng thủy điện và hạt nhân

© Hoài Nam – TTXVN.Phát huy hiệu quả dự án điện năng lượng mặt trời
Phát huy hiệu quả dự án điện năng lượng mặt trời - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam bắt đầu xây dựng nhà máy điện mặt trời đầu tiên. Một nhóm các nhà khoa học Việt Nam và Nga đang phát triển dự án sử dụng pin mặt trời ở Việt Nam có khả năng tạo ra lượng điện nhiều gấp hai lần.

Dự án năng lượng điện mặt trời đầu tiên được khởi công tại tỉnh Bình Thuận. Nhà máy điện năng lượng mặt trời được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 50 ha, công suất nhà máy 30 MW. Thông tin này đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học Nga và Việt Nam làm việc tại Viện Công nghệ VinIT đã được thành lập hai năm trước đây tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Họ cùng phát triển bốn dự án phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong số đó có một dự án phát triển pin mặt trời với hiệu suất cao có thể được sử dụng ở Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ của Trường Đại học Năng lượng Matxcơva, tân Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT đã trả lời phỏng vấn của Sputnik-Vietnam. Ông lưu ý rằng, sau khi ngưng chương trình điện hạt nhân, chính quyền Việt Nam đặc biệt chú ý đến việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Trước hết, đến những nguồn năng lượng được coi là vĩnh cửu, có khả năng tái tạo. Bao gồm cả năng lượng Mặt trời. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, vào năm 2050, năng lượng mặt trời sẽ được khai thác với giá rẻ nhất.

Trong khuôn khổ lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với các trường đại học khoa học - công nghệ Việt Nam vào ngày 21/8, Tập đoàn Vingroup đã chính thức ra mắt Công ty Phát triển Công nghệ VinTech, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn, Viện Nghiên cứu Công nghệ cao và Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học - Công nghệ Ứng dụng. - Sputnik Việt Nam
Vingroup và tham vọng sở hữu "Silicon Valley" Việt Nam

Vì vậy, quyết định của chính phủ Việt Nam được thông qua cách đây một năm về phát triển năng lượng mặt trời là rất đúng đắn và kịp thời, — ông Nguyễn Quốc Sỹ nhấn mạnh. — Đồng thời đây là một quyết định đầy tham vọng. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Việt Nam sẽ vận hành các nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 4,7 GW, trong tương lai với công suất lớn hơn nữa. Ngay cả ở Trung Quốc và Mỹ, kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời là khiêm tốn hơn; song, ở hai nước này có cả các nhà máy điện hạt nhân. Để thực hiện kế hoạch này Việt Nam phải giải quyết nhiều vấn đề. Ví dụ, nên chú ý đến thực tế rằng, các nhà máy này chỉ hoạt động khi có ánh nắng mặt trời. Ngoài ra nên chú ý đến việc ở Việt Nam không có nhiều đất chưa sử dụng để lắp đặt các tấm pin mặt trời. Việt Nam cũng nên thành lập các xí nghiệp sản xuất pin mặt trời, vì bây giờ Việt Nam nhập khẩu thiết bị này chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiệu suất của các pin nhập khẩu là thấp — 15-18%. Vì thế cần phải sử dụng pin mặt trời thế hệ mới với hiệu suất cao hơn.

Một nhóm nghiên cứu chung của các nhà khoa học Nga và Việt Nam của Viện Công nghệ đang thực hiện dự án sử dụng tại Việt Nam pin mặt trời phát triển tại Nga, — ông Sergey Kognovitsky, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Vật lý kỹ thuật St. Petersburg, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Vietnam.

Chúng tôi đã giảm lượng vật liệu bán dẫn trong loại pin này, pin mới có kích thước nhỏ hơn nhiều, nhưng có hiệu suất cao hơn so với các loại pin hiện có. Trong phòng thí nghiệm, hiệu suất lên đến 46%. Những tấm pin này được lắp đặt trên các hệ thống theo dõi mặt trời để thu thập ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, những tấm pin này có thể được cài đặt cả trên mái nhà cũng như trên cột — trong trường hợp này, vùng đất xung quanh có thể được sử dụng cho nhu cầu nông nghiệp: trồng trọt, chăn thả gia súc.

Các đồng nghiệp Việt Nam và Nga trong Viện nghiên cứu Công nghệ cao đều tin rằng, pin mặt trời thế hệ thứ ba được phát triển ở Nga sẽ chiếm một vị trí xứng đáng trong kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала