Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước Việt Nam được quy định như thế nào?

© Fotolia / Shafali2883Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, Việt Nam
Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong số các tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước có yêu cầu "đã tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên", - VnExpress dẫn lời Phó VP TƯ Đảng cho biết.

Tại cuộc họp báo hôm 28/9, ông Lê Quang Vĩnh — Phó văn phòng Trung ương Đảng cho biết, thời gian tới các cấp có thẩm quyền sẽ "chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng" nhân sự chức danh Chủ tịch nước để trình Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội theo đúng quy định.

Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công quyền Chủ tịch nước và theo ông Vĩnh, "với sự phân công này, các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước tiếp tục thực hiện bình thường, đầy đủ". 

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chuẩn bị kỹ nhân sự Chủ tịch nước để Quốc hội bầu

Ông Vĩnh nói, giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là việc hết sức hệ trọng nên "chắc chắn Trung ương sẽ xem xét nhưng ở kỳ họp nào thì chúng tôi thông báo cụ thể sau".

Tháng 8/2017, Bộ Chính trị đã ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó có nội dung về tiêu chuẩn chung cũng như tiêu chuẩn cụ thể Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước.

Về tiêu chuẩn chung, chức danh cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải đáp ứng 5 nhóm nội dung: Chính trị tư tưởng; đạo đức lối sống; trình độ; năng lực và uy tín; sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm. 

Súng bắn tỉa OSV-96 do Việt Nam sản xuất được giới thiệu với Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh - Sputnik Việt Nam
Quyền Chủ tịch nước của Việt Nam, Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là ai?

Đầu tiên là tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia — dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…

Cán bộ thuộc diện trên cũng phải không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ…; tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

Về tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước, nhân sự phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực, như: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng.

Chức danh Chủ tịch nước cũng yêu cầu tiêu chuẩn "có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công". 

Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh - Sputnik Việt Nam
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước

Theo quy định, nhân sự đảm nhiệm chức danh Chủ tịch nước phải đảm bảo đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).

Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh là Uỷ viên Trung ương Đảng. Bộ Chính trị khoá XII hiện có 17 người, trong đó 11 Uỷ viên mới tham gia từ đầu nhiệm kỳ này.    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала