Trong bối cảnh mối quan hệ với Bình Nhưỡng đang ấm lên, Seoul không chỉ từ bỏ cuộc diễu binh quy mô lớn, mà còn thay đổi toàn bộ khái niệm của lễ kỷ niệm, biến nó từ buổi "phô diễn" sức mạnh quân sự thành buổi hòa nhạc mừng lễ hội. Sau đây là bài của phóng viên Sputnik từ Seoul về những thay đổi trong lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội Hàn Quốc.
Về mặt chính thức, lịch sử hình thành quân đội Hàn Quốc bắt đầu vào năm 1948, khi một quốc gia độc lập đã được thành lập ở phía nam bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, chỉ vào năm 1956 Hàn Quốc đã chọn ngày 1 tháng 10 là ngày lễ thành lập quân đội, vào ngày đó quân đội Hàn Quốc đã vào lãnh thổ CHDCND Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên.
Sau khi quân đội chiếm đoạt quyền lực, dưới sự lãnh đạo của ông Park Chung Hee, người sau đó trở thành tổng thống, kể từ đầu những năm 1960 lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội có ý nghĩa đặc biệt. Vào những năm 1970, lễ kỷ niệm bắt đầu được tổ chức tại sân bay cũ chứa hơn 1 triệu người trên đảo Yeouido. Tham gia các cuộc duyệt binh thường có các trang thiết bị quân sự tiên tiến, lính dù và các đơn vị quân đội.
Sau đó, lễ kỷ niệm Ngày thành lập Lực lượng vũ trang bắt đầu được tổ chức trên Sân bay Seoul vừa là căn cứ không quân vừa là sân bay chính của chính phủ. Trên đảo Yeouido đã xuất hiện một công viên lớn. Bây giờ công trình duy nhất nhắc nhở về quá khứ là hầm trú ẩn nằm dưới khán đài. Hiện nay công viên Yeouido là một không gian nghệ thuật.
Ngay sau khi lên nắm chính quyền vào năm 2017, Tổng thống Moon Jae-in đã có ý định đưa ra những sửa đổi vào kịch bản Ngày lễ: năm nay các sự kiện lễ hội lần đầu tiên được tổ chức tại căn cứ hải quân Pyeongtaek, nơi đã xảy ra các đụng độ quân sự lớn nhất trong những năm gần đây: gần đảo Yeonpyeong vào năm 1999 và 2002, cũng như vụ pháo binh Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc vào năm 2010.
Trong cuộc diễu binh năm nay Hàn Quốc đã giới thiệu với công chúng hệ thống tên lửa chiến thuật (ATACMS) và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, tên lửa hành trình Taurus của Đức, cũng như tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2C mới nhất của Hàn Quốc có tầm bắn 800 km, cũng như tên lửa hành trình Hyunmoo-3C có tầm bắn 1.500 km.
Năm nay, lần đầu tiên trong một thời gian dài, các sự kiện lễ hội được tổ chức không phải tại căn cứ quân sự đóng cửa mà ở trung tâm Seoul trên Quảng trường Hòa bình bên Đài tưởng niệm Chiến tranh.
Buổi lễ lần đầu tiên được tổ chức vào buổi tối và lần đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên ba kênh truyền hình chính. Số lượng binh lính tham gia chuẩn bị sự kiện này là rất nhỏ.
Dĩ nhiên, buổi lễ có phần chính thức với màn diễu binh, phần trình diễn chúc mừng của phi đội bay nhào lộn, với nghi thức chào cờ. Trên màn hình trình chiếu cảnh máy bay trinh sát không người lái Global Hawk và máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Mỹ, cũng như tàu ngầm không người lái và tàu ngầm mới nhất sẽ được trang bị cho quân đội Hàn Quốc.
Sau đó trên sân khấu xuất hiện "hệ thống chiến đấu của tương lai": những người lính mặc quân phục Warrior Platform (nền tảng chiến binh công nghệ cao), các robot chiến đấu không người lái, máy bay không người lái và xe bọc thép với hệ thống tên lửa chống tăng. Những binh lính trên trực thăng đã có phần trình diễn — đu dây xuống dưới, thực hiện tác chiến trong trường hợp khẩn cấp. Phần trình diễn này biến thành show diễn với đồ họa 3D và âm nhạc theo phong cách trò chơi máy tính. Trong tiếc mục biểu diễn vũ điệu chiến thắng của nước Triều Tiên cổ đại có cả những động tác của Break Dance, chương trình tiếp tục với phần trình diễn môn võ Taekwondo với những nhịp điệu rùng rợn hip-hop. Ngoài ra, trong số những người lính giới thiệu quân phục hiện đại nhất có cả ca sĩ và diễn viên Ok Taek-yeon, người đã từng từ chối giấy phép cư trú tại Hoa Kỳ và đã trải qua một số ca mổ để có khả năng phục vụ trong quân đội.
Đỉnh điểm của chương trình ngày lễ là màn trình diễn của ca sĩ PSY, người đã bước lên sân khấu từ chiếc xe bọc thép. Anh đã hát bài "Champion" trở thành nổi tiếng trong thời gian World Cup 2002, cũng như bài hit "Gangnam style".
Nhân tiện, câu chuyện của ca sĩ PSY không kém phần thú vị: năm 2007, PSY đã bị tố sao nhãng công việc, vẫn tổ chức show và xuất hiện trên một số đài truyền hình trong thời gian tại ngũ. Tòa án Seoul đã ra phán quyết Psy phải tái nhập ngũ để chuộc lỗi. Ca sĩ đã cố gắng phản đối quyết định này, ngay cả hướng tới Tòa án Tối cao, nhưng, cuối cùng 2 tháng sau đó, PSY chính thức thực hiện nghĩa vụ quân sự lần 2 và xuất ngũ vào năm 2009. Sau đó ca sỹ PSY được sự tôn trọng đặc biệt trong quân đội, anh thường xuyên tổ chức những buổi biểu diễn miễn phí cho quân nhân, — phóng viên Sputnik thường trú tại Seoul đưa tin.