Trên thuận ý trời, dưới hợp lòng người

© AFP 2023 / Pool/ Minh HoangTổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
100% đại biểu dự Hội nghị Trung ương 8 đã đồng ý giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước, báo GDVN có bài bình luận.

Ngày 25/10/2017, Trung ương ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tuyên thệ trong lễ nhậm chức tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Tổng bí thư, Chủ tịch nước trong hệ thống chính trị Việt Nam

Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam trong bài: "Kết luận của Bộ Chính trị về thí điểm hợp nhất và kiêm nhiệm chức danh" có đoạn:

"Thí điểm kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn của chính quyền có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cấp tỉnh, cấp huyện…". [1]

Việc một số chức danh bên Đảng đồng thời giữ chức vụ chính quyền không có gì lạ, từ năm 1951 đến 1969, Hồ Chủ tịch đảm nhận cả hai chức vụ Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước.

Một số bài báo, một số phát biểu sử dụng cụm từ "đảm nhiệm hai vai" như ý kiến của nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão:

"Thực tế, mô hình đảm nhiệm "hai vai" không phải là vấn đề mới, đã được triển khai thí điểm ở cấp địa phương trong hơn 10 năm với mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã". [1]

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
'Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đủ uy tín làm Chủ tịch nước'
Theo người viết, nên dùng "đảm nhiệm chức danh" để chỉ một cán bộ cùng lúc được giao hai nhiệm vụ, đảm đương hai trọng trách, kể cả về mặt Đảng và chính quyền.

Một trong những mục tiêu của "đảm nhiệm chức danh" là tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị, mục tiêu cao hơn là đổi mới thể chế chính trị, tạo nên "một hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

"Đảm nhiệm chức danh" ở cấp địa phương có thể là Bí thư làm Chủ tịch Ủy ban, ở cấp cao nhất là Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước.

Việc này sẽ gắn công việc với trách nhiệm những người được bầu cử hoặc được lựa chọn giao nhiệm vụ.

Các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ ngày nay, Bí thư Ban cán sự Đảng làm Bộ trưởng là khá phổ biến, cũng có ngoại lệ là Bí thư Quân ủy Trung ương do Tổng Bí thư đảm nhận chứ không phải là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
“Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ được toàn dân ủng hộ, đồng tình"
Dư luận xã hội, các nhà nghiên cứu và các chính trị gia đều có chung nhận định, rằng hệ thống chính trị cồng kềnh, kém hiệu quả tồn tại nhiều năm qua là gánh nặng cho nền kinh tế, kéo theo sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào một bộ phận không còn là nhỏ công chức, cán bộ lãnh đạo và cả hệ thống.

Con đường phía trước của đất nước và dân tộc không hề bằng phẳng, thế giới trong những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba không chỉ xuất hiện những cuộc chiến tranh bằng bom đạn mà còn những cuộc chiến kinh tế, thương mại, đặc biệt là cuộc chiến về niềm tin vào đường lối, chủ trương của lực lượng cầm quyền và uy tín của người đứng đầu.

Có thể cho rằng "Đảm nhiệm chức danh" đã có những thành công đầu tiên ở vùng mỏ Quảng Ninh, nơi in dấu những chiến tích oai hùng của dân tộc từ thời Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo đến chiến công bắn rơi máy bay và bắt sống phi công Mỹ đầu tiên trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ thế kỷ trước (vào ngày 5/8/1964).

Quảng Ninh, trong kháng chiến chống Pháp cũng là nơi đã thành lập "Chiến khu Đông Triều" (còn gọi là Đệ tứ chiến khu hay Chiến khu Trần Hưng Đạo).

Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
100% đồng ý giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc Hội bầu làm Chủ tịch nước
Việc lựa chọn Quảng Ninh để "thí điểm" có thể xuất phát từ lý do đây là vùng lực lượng công nhân chiếm tỷ lệ cao, cũng có thể Quảng Ninh là tỉnh duy nhất không bị chia tách sau khi sáp nhập bởi những mâu thuẫn vùng miền từng xuất hiện tại một số tỉnh sau khi hợp nhất.

Mới đây Yên Bái cũng đã thí điểm hợp nhất một số cơ quan và chức danh lãnh đạo.

Vấn đề quan trọng của quá trình "Đảm nhiệm chức danh" là phải trả lời được câu hỏi: "Đảm nhiệm chức danh như thế nào và Đảm nhiệm chức danh mang lại lợi ích gì?".

Nếu cho rằng đảm nhiệm chức danh chỉ là ghép một cách cơ học các chức danh lãnh đạo Bí thư và Chủ tịch là cách hiểu chưa hoàn toàn đúng.

Với mục đích "đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị" như đã nêu trong Nghị quyết 18-NQ/TW, quá trình này được tiến hành đồng bộ theo hai hướng: "Đảm nhiệm chức danh và Hợp nhất cơ quan".

Thứ nhất, Đảm nhiệm chức danh

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Thời điểm chín muồi để thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước
Bài viết trên báo Quân đội nhân dân nêu ý kiến của một lãnh đạo cấp huyện:

"Theo đồng chí Phạm Anh Minh, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Vị Thủy (Hậu Giang), chưa nên ghép hai chức danh này vì trình độ, năng lực của đa số bí thư chi bộ ấp và trưởng ấp ở địa phương còn nhiều hạn chế, một người khó có thể cùng lúc đảm nhiệm tốt hai vai". [1]

"Một người khó có thể cùng lúc đảm nhiệm tốt hai vai" chỉ là do năng lực hạn chếhay còn có vấn đề về chủ trương "Làm chủ tập thể"?

Khi không có ai "làm chủ" một cách rõ ràng thì đương nhiên cũng không khó có thể quy kết ai phải "chịu trách nhiệm" trước các sai phạm. Lý do biện minh cho yếu kém, sai phạm thường là "làm việc theo sự phân công của tổ chức"!

Vậy "khó có thể cùng lúc đảm nhiệm tốt hai vai" diễn ra chỉ trên địa bàn cấp xã hay còn ở những cấp khác, cơ quan khác và có phải "không làm tròn" chỉ do năng lực hay còn phụ thuộc vào tư cách, đạo đức của người được giao nhiệm vụ?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu - Sputnik Việt Nam
Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước
Để trả lời câu hỏi này, hãy xem lại vai trò của các ông Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son.

Ngày 1/10/2018 tra cứu trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ vẫn thấy "Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng", mục học vấn ghi ông là Tiến sĩ Kinh tế, (nghe nói ông Hoàng có bằng Cử nhân Lý luận chính trị). 

© Ảnh : CTVÔng Vũ Huy Hoàng đã bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Ông Vũ Huy Hoàng đã bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016.  - Sputnik Việt Nam
Ông Vũ Huy Hoàng đã bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ông Nguyễn Bắc Son, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin — Truyền thông nhiệm kỳ 2011 — 2016 cũng có bằng tiến sĩ kinh tế và Lý luận chính trị cao cấp.

Với học vấn "hoành tráng" như vậy, với việc được giao cả "hai vai" Bí thư Ban cán sự Đảng và Bộ trưởng, vì sao cả hai đều bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá là "vi phạm rất nghiêm trọng"?

Có thể thấy, "Đảm nhiệm chức danh" là rất cần thiết nhưng không phải liều thuốc chữa bách bệnh.

Khi quyền lực tập trung vào những cá nhân không đủ tâm và tầm, khi chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực đủ mạnh thì "Đảm nhiệm chức danh" sẽ phản tác dụng, sẽ tạo nên độc quyền và hậu quả là nhà nước bị lũng đoạn.

Trên thế giới, nhiều quốc gia quy định người đứng đầu đảng cầm quyền sẽ đảm nhận vai trò nguyên thủ quốc gia hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Tại Úc vừa qua, việc thay đổi người lãnh đạo đảng cầm quyền cũng có nghĩa là thay đổi Thủ tướng.

Ông Vũ Huy Hoàng - Sputnik Việt Nam
Thời ông Vũ Huy Hoàng: Tiền mồ hôi, nước mắt của dân mà vác ra nước ngoài chơi golf
Tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, người lãnh đạo cao nhất của đảng cũng đồng thời là nguyên thủ quốc gia.

Tại Việt Nam thời gian qua, vì chưa "Đảm nhiệm chức danh" nên Đảng xử lý kỷ luật riêng, chính quyền xử lý riêng và thường độ trễ các quyết định của chính quyền so với đảng thường dài, gây bức xúc cho người dân.

Mặt khác, khi chính quyền kết luận một đảng viên sai phạm thì không thể xử lý ngay mà phải chờ bên Đảng xem xét, chỉ khi nào các cấp ủy đảng kết luận thì người vi phạm mới bị chuyển sang tòa xử và hầu hết trường hợp người đứng trước tòa không còn là đảng viên.

Thông thường các nước chào đón nguyên thủ quốc gia đến thăm nước mình bằng cách bắn 21 loạt đại bác.

Vậy một vị lãnh đạo được một quốc gia chào đón bằng 21 loạt đại bác có phải là nguyên thủ quốc gia?

Rõ ràng chẳng nước nào bắn 21 loạt đại bác để chào đón một lãnh đạo nước ngoài không đảm nhận vai trò quyết định (như nguyên thủ) tại quốc gia đó.

"Đảm nhiệm chức danh" Tổng Bí thư và Chủ tịch nước chính là cách gỡ bỏ khó xử cho các nước khi đón tiếp người đứng đầu Đảng thực hiện các chuyến giao lưu quốc tế.

"Đảm nhiệm chức danh" là chính thức công bố người được quyền đại diện đối thoại và cũng là người chịu trách nhiệm trong đàm phán.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Công cuộc "đả hổ" ở Việt Nam
Ở cấp cao nhất, nếu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước thì nguyên thủ các quốc gia khác sẽ biết mình cần nói chuyện với ai, ai là người có đủ thẩm quyền quyết định trong bang giao quốc tế, đặc biệt là trong việc ký kết các hiệp định giữa hai quốc gia hoặc điều ước quốc tế.

Tại các địa phương, "Đảm nhiệm chức danh" là sự công bố cho nhân dân biết, người nào là người chịu trách nhiệm cao nhất cả về chủ trương lẫn thực hiện.

Điều này cũng gỡ bỏ một nhận thức mơ hồ lâu nay, rằng đường lối luôn luôn đúng, nhưng khi thực hiện có thể có sai sót!  

Nhận định trên xuất phát từ thực tiễn là lâu nay, không ít người vẫn cho rằng bộ phận ban hành đường lối tách biệt với bộ phận thực hiện.

Lãnh đạo các tổ chức chính trị thường chỉ tiếp xúc cử tri chứ không phải là tiếp công dân trong khi khiếu nại, tố cáo của công dân lại chủ yếu gửi tới cơ quan hành pháp chứ không mấy khi gửi tới cấp ủy.

Thứ hai, hợp nhất bộ máy

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị của Việt Nam nên chủ động từ chức khi không đủ uy tín?
Tuy nhà nước Việt Nam ngày này bao gồm tới bốn nhánh quyền lực: Đảng, Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp song thực chất — như quy định trong Hiến pháp — Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, nói cách khác Việt Nam không theo thể chế tam quyền phân lập.

Để lãnh đạo, Đảng có các ban, ngành tương đương như Quốc hội và Chính phủ (Tổ chức, Tuyên giáo, Kiểm tra, Đối ngoại, Kinh tế,…).

Bên cạnh đó còn có cánh tay nối dài là các tổ chức chính trị — xã hội như Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh,…

Một nguồn khá lớn ngân sách (chi thường xuyên) được dành cho hoạt động của các tổ chức này.

Nếu phải tính chi tiết thì có thể thấy tại bất kỳ tỉnh, huyện nào cũng tồn tại song song trụ sở cơ quan Đảng và chính quyền, Trung tâm chính trị và Trung tâm giáo dục thường xuyên, độ "hoành tráng" của các loại trụ sở này là tương đương.

Ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng CS Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng CS tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
"Củi tươi, củi khô" đã vào lò và quyết tâm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
"Hợp nhất bộ máy" nghĩa là sáp nhập các cơ quan cùng chức năng hoặc có chức năng gần nhau bên Đảng và chính quyền, chẳng hạn Tuyên giáo với Thông tin và truyền thông, Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra,…

Một khi đã thực hiện "Đảm nhiệm chức danh" thì điều không thể không làm là "Hợp nhất bộ máy", trong đó có các tổ chức chính trị — xã hội, chẳng hạn Ban Dân vận sẽ bao gồm chức năng của các tổ chức công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ,…

Còn nữa

Tài liệu tham khảo

[1] https://vov.vn/chinh-tri/thoi-diem-chin-muoi-de-thuc-hien-tong-bi-thu-lam-chu-tich-nuoc-821526.vov 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала