Ông Đỗ Mười luôn tin vào quan hệ tốt đẹp của Việt Nam với Nga và các nước SNG

© Sputnik / Milovanov / Chuyển đến kho ảnhỦy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô Geidar Aliyev (trái) và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười (phải) tại cuộc mit-tinh nhân dịp vận hành tổ máy đầu tiên của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, trong thời gian phái đoàn Liên Xô sang dự lễ kỷ niệm 5 năm ký kết Hiệp định Xô-Việt.
Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô Geidar Aliyev (trái) và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng  Việt Nam Đỗ Mười (phải) tại cuộc mit-tinh nhân dịp vận hành tổ máy đầu tiên của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, trong thời gian phái đoàn Liên Xô sang dự  lễ kỷ niệm 5 năm ký kết Hiệp định Xô-Việt. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam vĩnh biệt vị cựu Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản – ông Đỗ Mười. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik viết: “Nhiều công dân Nga có cùng cảm giác thương tiếc mất mát trước cái tang lớn này.

Sở dĩ như vậy là bởi lịch sử quan hệ giữa hai nước chúng ta từng có lúc đưa ông Đỗ Mười lên vị trí gánh vác hàng đầu trong sự hiệp lực của hai quốc gia". Thoạt tiên, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, ông Đỗ Mười đảm nhận cương vị người phụ trách chính với công trình Lăng lãnh tụ Việt Nam. Tòa Lăng được thiết kế và xây dựng với sự hỗ trợ to lớn của các chuyên gia Xô-viết.  Đồng thời, cả quảng trường Ba Đình cũng được tu bố tái thiết. Cùng với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu quảng trường này từ đó trở thành một trong những địa điểm đẹp nhất của thủ đô Hà Nội.

Tiếp theo, sau khi thống nhất đất nước Việt Nam, ông Đỗ Mười giữ trọng trách với những đề án chung khác với đất nước Xô-viết trong sự nghiệp tái thiết tại Việt Nam: đại công trình  Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.  Năm 1987, ông Đỗ Mười được Nhà nước Liên Xô trao tặng Huân chương Cách mạng Tháng Mười. Phần thưởng đó hiển nhiên phản ánh đánh giá cao về công lao đóng góp của ông Đỗ Mười cho sự phát triển quan hệ giữa các dân tộc chúng ta.

© Sputnik / Vladimir Akimov / Chuyển đến kho ảnhCuộc gặp tại điện Kremlin của Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Ivanovich Ryzhkov (thứ ba từ trái sang) và Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười (trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đến Liên Xô).
Cuộc gặp tại điện Kremlin của Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Ivanovich Ryzhkov (thứ ba từ trái sang) và Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười  (trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đến Liên Xô).  - Sputnik Việt Nam
Cuộc gặp tại điện Kremlin của Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Ivanovich Ryzhkov (thứ ba từ trái sang) và Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười (trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đến Liên Xô).

Ông Pavel Timofeevich Bogachenko, Tổng chuyên viên trực tiếp điều hành xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã có những ghi chép đáng chú ý. Ông Bogachenko đã nhiều lần gặp ông Đỗ Mười, và không chỉ trên công trường xây dựng, mà cả ở Hà Nội. Những trang trong cuốn nhật ký của ông được xuất bản năm 2010 với nhan đề "Hòa Bình — Ánh điện không  bao giờ tắt" có bài viết thú vị về một trong những chuyến thăm của Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đến công trường xây dựng. Đó là buổi sáng ngày 26 tháng Giêng năm 1992. Ông Đỗ Mười đi bộ qua cả công trường rộng lớn và chuyện trò với tập thể các chuyên viên xây dựng hai nước. Tổng Bí thư Đảng đánh giá cao những thành quả của đội lao động quốc tế, ông gọi nhà máy Thủy điện Hòa Bình là "biểu tượng của tình hữu nghị giữa nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam". Tại cuộc gặp này, ông Đỗ Mười đã nhắc về những chủ thể khác mà Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng như  các mỏ than, các nhà máy Nhiệt điện Phả Lại và Trị An, xí nghiệp thăm dò và khai thác dầu mỏ "Vietsovpetro".

Có thể thấy điều này được ông Đỗ Mười nói lên không phải là ngẫu nhiên. Đáng chú ý là chuyến thăm của Tổng Bí thư lên công trường Sông Đà được thực hiện ngay lập tức sau khi Liên Xô tan rã  vào tháng 12 năm 1991, và Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG đã xuất hiện trên bản đồ thế giới. Bằng chuyến đi này chắc là ông Đỗ Mười muốn nhấn mạnh rằng, bất chấp những cuộc tấn công vào quá khứ Xô-viết của hàng loạt nước, Việt Nam không hề lãng quên những đóng góp của Liên Xô trong chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam chống bọn xâm lược và cả trong những năm xây dựng hòa bình. Đồng thời, ông thể hiện niềm hy vọng rằng mối quan hệ của Việt Nam với những quốc gia mới hình thành trên không gian hậu Xô-viết cũng sẽ được xây đắp và phát triển. Chính vào ngày hôm  đó, ông Đỗ Mười thông báo rằng các phái đoàn Chính phủ sẽ được Hà Nội gửi đến các quốc gia SNG để đàm phán với tân nội các của những nước Cộng hòa này. Như cam đoan của ông Tổng Bí thư, Đảng và Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục định hướng vào sự hợp tác với các nước SNG.

© Sputnik / Milovanov / Chuyển đến kho ảnhSân bay Nội Bài. Ông Đỗ Mười - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam - gặp ông Vitaly Vorotnikov, Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Xô-viết Nga dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Liên Xô sang dự lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam lần thứ 40.
Sân bay Nội Bài. Ông Đỗ Mười - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam - gặp ông Vitaly Vorotnikov, Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Xô-viết Nga dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Liên Xô sang dự lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam lần thứ  40. - Sputnik Việt Nam
Sân bay Nội Bài. Ông Đỗ Mười - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam - gặp ông Vitaly Vorotnikov, Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Xô-viết Nga dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước Liên Xô sang dự lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam lần thứ 40.

Đó hoàn toàn không phải là lời nói suông. Năm 1994, vào thời gian ông Đỗ Mười đảm nhận cương vị Tổng Bí thư  BCH TƯ Đảng Cộng sản, giữa Việt Nam và nước Nga mới đã ký kết Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản cho quan hệ hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và LB Nga. Sau đó, quan hệ của hai quốc gia chúng ta bắt đầu phát triển ngày càng năng động hơn.

Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết:  Cá nhân tôi cũng lưu giữ những hồi ức của mình về ông Đỗ Mười. Mùa hè năm 1991, khi là phóng viên của báo "Pravda", tôi đã dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII. Khi đó, lần đầu tiên, những người Cộng sản Việt Nam bầu chọn ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư của Đảng. Tôi nhớ  rõ về kỳ Đại hội này với  bầu không khí sáng tạo và những bản tham luận của các đại biểu. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất với tôi là bài phát biểu của ông Đỗ Mười trước các nhà báo sau khi ông được bầu. Trong bài nói ngắn gọn nhưng hàm súc, tân Tổng Bí thư Đảng đã dẫn tóm tắt toàn bộ quá khứ anh hùng của Việt Nam, kêu gọi phấn  đấu đưa đất nước tiến mạnh trên con đường đổi mới theo lộ trình cải cách, khẳng định ý chí hợp tác toàn diện đa phương của Đảng Cộng sản Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới.

Đó là một tương lai của Việt Nam mà ông Đỗ Mười đã thấy trước. 

Chúng tôi cùng với nhân dân Nga xin gửi lời chia buồn đến gia quyến thân nhân của đồng chí Đỗ Mười kính mến.

© Sputnik / Milovanov / Chuyển đến kho ảnhỦy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô Geidar Aliyev (trái) và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười (phải) tại cuộc mit-tinh nhân dịp vận hành tổ máy đầu tiên của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, trong thời gian phái đoàn Liên Xô sang dự lễ kỷ niệm 5 năm ký kết Hiệp định Xô-Việt.
Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô Geidar Aliyev (trái) và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng  Việt Nam Đỗ Mười (phải) tại cuộc mit-tinh nhân dịp vận hành tổ máy đầu tiên của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, trong thời gian phái đoàn Liên Xô sang dự  lễ kỷ niệm 5 năm ký kết Hiệp định Xô-Việt.      - Sputnik Việt Nam
Ủy viên BCT Đảng Cộng sản Liên Xô Geidar Aliyev (trái) và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười (phải) tại cuộc mit-tinh nhân dịp vận hành tổ máy đầu tiên của nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, trong thời gian phái đoàn Liên Xô sang dự lễ kỷ niệm 5 năm ký kết Hiệp định Xô-Việt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала