Trong những năm Việt Nam kháng chiến chống xâm lược Mỹ, dòng viện trợ quân sự-kỹ thuật và nhân đạo của nhân dân Liên Xô anh em được chuyển từ Vladivostok sang hải cảng Việt Nam. Tổng Lãnh sự nước CHXHCN Việt Nam tại thành phố Vladivostok, ông Huỳnh Minh Chính đã kể trên báo "Primorskaya Gazeta" về thực trạng quan hệ giữa miền Viễn Đông của LB Nga và Việt Nam hôm nay.
Ví dụ, năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Viễn Đông của Nga đã tăng 30% và lên đến khoảng 100 triệu USD. Đến năm 2020, con số này dự kiến tăng ít nhất ba lần — tới 300 triệu USD. Theo thông lệ, từ Việt Nam đưa sang Nga các mặt hàng nông sản, hải sản, đồ hộp và cao su. Còn từ Nga cung cấp sang Việt Nam các tài nguyên năng lượng, cụ thể là gas, dầu mỏ và than. Ngoài ra, một phần đáng kể trong thành phần doanh thu thương mại là xe hơi, kim loại. Sắp tới đây sẽ khai thông tuyến đường bay thẳng mới giữa Vladivostok và Nha Trang, với hoạt động của hãng hàng không Việt Nam VietJet. Nhờ đó, dự kiến sẽ tăng đáng kể việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao trồng cấy ở Việt Nam và những loại trái cây nhiệt đới tươi ngon từ Việt Nam sẽ đến tay người tiêu dùng Vladivostok.
Từ giới doanh nghiệp của cả hai nước Việt Nam và Nga đều thể hiện sự quan tâm hợp tác với nhau. Năm ngoái đã có bước đột phá trong lĩnh vực hợp tác đầu tư. Các doanh nhân từ Việt Nam đã không chỉ trở thành nhà đầu tư nước ngoài, mà còn là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở vùng Viễn Đông của Nga. Tập đoàn kinh doanh nông nghiệp "TH Group" đã ký thỏa thuận về việc xây dựng tổ hợp chăn nuôi bò sữa theo chu trình khép kín tại vùng Primorsky. Khối lượng đầu tư cho dự án là 16 tỷ rúp. Việc thực hiện dự án này sẽ tạo ra 500 chỗ làm việc mới cho cư dân Nga trong khu vực. Tập đoàn đã triển khai hai dự án tương tự tại các khu vực ngoại thành Matxcơva và Kaluga. Còn thêm một dự án khác đang được xem xét tại địa bàn Khabarovsk. Tổng chi phí của tất cả các dự án mà tập đoàn kinh doanh nông nghiệp Việt Nam trù tính triển khai tại Nga là hơn 2 tỷ USD.
Bây giờ, — ông Tổng Lãnh sự CHXHCN Việt Nam tại Vladivostok ghi nhận, chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để cải thiện tình hình giao lưu thương mại-kinh tế giữa hai quốc gia và mau chóng khởi động nhiều hơn các dự án hợp tác tương hỗ cùng có lợi. Các doanh nghiệp của chúng tôi thể hiện mối quan tâm tích cực dành cho việc trồng nhân sâm cho mục đích thương mại ở Primorye, chăn nuôi gia cầm để cung cấp thịt và trứng. Các doanh nhân muốn nhập phân bón sinh học. Việt Nam nhìn thấy triển vọng to lớn trong việc phát triển hợp tác thương mại-kinh tế với vùng Viễn Đông của Nga, cụ thể là với lãnh thổ Primorsky. Vì vậy, có thể nói chắc chắn rằng theo thời gian, chúng ta sẽ hợp tác ngày càng nhiều hơn rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Với truyền thống hiếu học của mình, người dân Việt Nam đánh giá cao cách đào tạo ở trường học Xô-viết trước đây và Nga hiện nay. Thậm chí còn có câu ngạn ngữ rằng những người giàu nhất Việt Nam đều từng học tập tại Liên Xô. Mà đúng là như vậy: hai nhân vật giàu nhất nước chúng tôi, hai tỷ phú đô la người Việt có tên trong danh sách của Forbes đều đã nhận được học vấn ở đất nước Xô-viết. Nhiều cựu sinh viên Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học Liên Xô và Nga trở thành cán bộ lãnh đạo quốc gia, các chuyên gia khoa học và văn hóa chủ chốt của đất nước. Do đó, tất nhiên đông đảo bạn trẻ Việt Nam chú ý đến hướng du học Nga. Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước ven biển. Tại Primorye có các trường đại học đào tạo ứng nghiệm công nghệ tiên tiến trong các chuyên ngành liên quan đến biển và đại dương. Thực tế đó rất thích hợp cho Việt Nam.
Năm nay, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Đông đã ký kết thỏa thuận về phát triển hợp tác đào tạo, theo đó, trường ĐTHTH Liên bang Viễn Đông của Nga vào tháng 12 này sẽ khai trương văn phòng đại diện của mình tại Đại học Quốc gia Hà Nội, trong dịp lễ kỷ niệm 25 năm thành lập cơ sở đào tạo quốc gia của Việt Nam. Trong tương lai, dự kiến mở văn phòng đại diện của Đại học Quốc gia Hà Nội tại FEFU trên đảo Russkiy.
Năm ngoái, có ít nhất 15.000 du khách đến từ vùng Viễn Đông của Nga sang thăm và nghỉ ngơi tại Việt Nam. Còn vùng Viễn Đông Nga tiếp đón khoảng 5.000 du khách Việt. Con số này còn khá khiêm tốn. Vùng Primorsky rất gần Việt Nam. Bằng nỗ lực chung, chúng ta đã bước đầu thành công, thu hút các doanh nhân Việt đến với Viễn Đông. Do đó, trong lĩnh vực du lịch chắc chắn cũng sẽ đạt kết quả tốt đẹp. Chỉ cần cố gắng hiệp lực, — ông Huỳnh Minh Chính, Tổng Lãnh sự CHXHCN Việt Nam tại Vladivostok kết luận.