Nhân dịp 70 năm ngày truyền thống ngành kiểm tra đảng, Pháp Luật TP.HCM có buổi trò chuyện với ông Hà Quốc Trị, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, được phân công là người phát ngôn của cơ quan này.
Ông Hà Quốc Trị cho biết:
"Chưa bao giờ mà trong thời gian ngắn, nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, tồn đọng kéo dài được đưa ra kiểm tra kết luận, với trên 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý bị kỷ luật".
Tập trung vào kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
. Phóng viên: Thưa ông, từ sau Đại hội XII, không khó để thấy công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được đẩy lên rất cao. Người dân thì mừng nhưng cũng đặt câu hỏi ngược lại: Vậy tại sao phải đến lúc này "lò" mới nóng, mới rực lửa?
. Sự quyết liệt của cấp ủy, mà ở đây là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là điều kiện tiên quyết rồi. Nhưng còn với UBKT Trung ương thì sao? Từ đầu khóa đến nay có những đổi mới gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình?
+ Điểm mới, cũng là điểm nổi bật nhất là đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, trong đó tập trung vào kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, nhất là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi giao chỉ tiêu tới các vụ chức năng, mỗi năm phải kiểm tra dấu hiệu vi phạm 1-2 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và 1-3 đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý.
Đừng nghĩ ở tỉnh là "một tay che cả bầu trời"
. Có vẻ như người dân chỉ cảm nhận về kiểm tra, kỷ luật Đảng thông qua hoạt động của UBKT Trung ương. Điều này cũng sát với nhận định của Tổng Bí thư về kiểm tra đảng là còn "trên nóng, dưới lạnh". Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cách làm này không hẳn mới, bởi trước đây thi thoảng UBKT Trung ương cũng kiểm tra dấu hiệu vi phạm tại các tổ chức đảng cấp dưới. Nhưng nay phải chú trọng hơn các vụ việc ở cấp huyện, nơi ở gần dân, sát dân mà mỗi vi phạm ở đó đều gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới người dân. Ngoài ra, kiểm tra ở đó để chấn chỉnh ý thức, trách nhiệm của các tỉnh, thành ủy trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật.
. Trung ương mà phải với xuống kiểm tra, xử lý kỷ luật của cấp huyện như vậy thì tỉnh phản ứng thế nào?
+ Không ai phản ứng ra mặt cả nhưng chúng tôi cũng có nghe những ý kiến kiểu như "có việc gì đáng kể đâu mà UBKT Trung ương phải làm vậy". Nhưng khi vào rồi, chỉ ra sai phạm rồi thì mới thấy tỉnh ủy ở đó còn nhiều khuyết điểm, hạn chế trong công tác kiểm tra, kỷ luật đảng.
Từ những sai phạm cụ thể của cấp huyện như vậy, ban thường vụ tỉnh ủy, UBKT tỉnh ủy cũng phải rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý cán bộ, đảng viên để có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Trung ương làm nghiêm như vậy thì sẽ lan tỏa từ tỉnh này sang tỉnh khác, để rồi chuyển biến về nhận thức, hành động.
Sự quyết liệt của cấp lãnh đạo là rất quan trọng
. Nhưng rõ ràng UBKT Trung ương không thể đủ sức và cũng không thể làm thay việc của địa phương được. Vậy giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" là gì?
+ Anh em UBKT Trung ương có chung cảm nhận là nhiệm kỳ này, kiểm tra, kỷ luật "dễ làm" hơn, nhờ có Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết liệt. Đấy là điều kiện rất rất quan trọng.
Ở địa phương cũng vậy thôi, quan trọng là người đứng đầu, khi bí thư, ban thường vụ mà quyết liệt thì sẽ không có chuyện "lạnh".
. Xin cám ơn ông.
"Cán bộ ngành kiểm tra Đảng phải là Bao Công của thời nay"
"Phải có dũng khí đấu tranh, thật sự công tâm, khách quan, chính trực và hơn ai hết phải liêm, sạch. Không liêm, không sạch thì không nói được người khác, không kỷ luật được người khác. Nhiều người thường vẫn ví các cán bộ làm công tác kiểm tra của Đảng phải là những "Bao Công" của thời nay và nhiều khi phải chịu đựng hy sinh về quyền lợi cá nhân nữa" — Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh như thế tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành kiểm tra Đảng, do Thành ủy TP.HCM tổ chức ngày 14-10.
"Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, nhất là các bí thư cấp ủy, cán bộ chủ chốt các cấp phải thực sự gương mẫu trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và thực hiện nghiêm túc, đến nơi đến chốn các kết luận qua kiểm tra, giám sát" — ông Nhân yêu cầu.
Ông Nhân cũng yêu cầu ngành kiểm tra tập trung kiểm tra, giám sát một số lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, sai phạm như công tác cán bộ; công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài chính đảng; công tác quản lý, sử dụng tài sản công (quản lý và sử dụng mặt bằng, nhà, đất), việc thực hiện các dự án đầu tư công…