Mới đây, phiên bản thứ sáu Global Strategic Trends vừa xuất bản kêu gọi bổ sung chiến lược quốc phòng quốc gia, các quy định trong đó đã được phát triển ba năm trước đây. Tài liệu là một bản hướng dẫn cho chính phủ Anh để "hạn chế việc tạo ra các rủi ro mới". Một phần bản báo cáo dành riêng viết về Nga.
"Sự hiện diện của Nga trên đấu trường quốc tế có thể mở rộng, đặc biệt là ở Bắc Cực, Trung Đông và Bắc Phi. Để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, Nga có thể thiết lập các mối quan hệ mới và chuẩn bị nền tảng cho sự hợp tác trong tương lai. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 60% doanh thu vũ khí của Nga, và do đó khu vực này sẽ vẫn là ưu tiên đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga ",- như nội dung đề cập trong bản báo cáo Sputnik nhận được.
Nhóm tác giả của tập báo cáo cho rằng Nga sẽ không thay đổi chính sách đối ngoại ở Âu Á trong tương lai gần.
"Điểm cốt lõi của các ưu tiên trong chính sách đối ngoại Nga có lẽ sẽ vẫn không thay đổi nhiều <…>, và khu vực Á-Âu sẽ vẫn chiếm ưu thế trong tư duy chiến lược của Nga. Mối lo ngại của Nga về tính toàn vẹn lãnh thổ của mình và thậm chí sự sống còn như một quốc gia sẽ tiếp tục phát triển mở rộng và nỗ lực gây áp lực và ảnh hưởng đến các nước láng giềng của Nga ", — tài liệu khẳng định.
"Trong năm năm tới, số lượng người trẻ ở Nga sẽ giảm xuống còn dưới 25 triệu người và tiếp tục giảm. Điều này cũng như ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể hạn chế kế hoạch truyền thống của Nga để có lực lượng vũ trang với hàng triệu quân nhân.Quyết định thuê người nước ngoài trong độ tuổi từ 18 đến 30 phục vụ trong các đơn vị quân đội có thể gây ra một số tranh cãi",-tài liệu nói.
Nói chung, như trong báo cáo khẳng định: trong tương lai gần mô hình quản lý nhà nước hiện tại vẫn được duy trì ở Nga.