Nỗi đau chiến tranh và "sự bù đắp" của người Mỹ cho Việt Nam?

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhChiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong buổi tiếp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis tại TP.HCM ngày 17.10, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch hoan nghênh việc Mỹ hợp tác tẩy độc môi trường nhiễm dioxin tại Việt Nam, Thanh Niên đưa tin.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đồng thời nhấn mạnh trong hợp tác với Mỹ, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có tẩy độc môi trường nhiễm dioxin, đặc biệt là khu vực nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Bất ngờ: Lần đầu tiên Mỹ công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề nghị phía Mỹ tiếp tục tích cực hợp tác với Việt Nam để sớm triển khai, hoàn thành Dự án tẩy độc môi trường nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, nhằm giải phóng đất đai bị ô nhiễm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Về phần mình, Bộ trưởng James Mattis cảm ơn Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã dành thời gian đón tiếp. Bộ trưởng James Mattis cho biết ông vừa đến thăm khu xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa.

© Ảnh : danvietmáy bay C-123 rải thảm chất diệt cỏ lên một khu rừng
máy bay C-123 rải thảm chất diệt cỏ lên một khu rừng - Sputnik Việt Nam
máy bay C-123 rải thảm chất diệt cỏ lên một khu rừng

Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis - Sputnik Việt Nam
Mỹ muốn bán vũ khí hay Việt Nam ngày càng quan trọng với Hoa Kỳ?
Bộ trưởng James Mattis cho biết kết quả chuyến thăm này là cơ sở để ông báo cáo với chính phủ và quốc hội Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó xử lý khu vực nhiễm dioxin.

Trước đó, trong sáng 17.10, Bộ trưởng James Mattis đã đến thăm khu xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa. Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã thống nhất triển khai dự án xử lý dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa.

Tại khu vực sân bay Biên Hòa có khoảng 500.000 m3 đất ô nhiễm dioxin.

© Ảnh : ĐỘC LẬP/Thanh NiênBiển cảnh báo khu vực nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa
Biển cảnh báo khu vực nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa - Sputnik Việt Nam
Biển cảnh báo khu vực nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink chứng kiến lễ ký. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam, Hoa Kỳ ký bản ghi nhận về xử lý dioxin
Vào năm 2010, Chính phủ Việt Nam giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, Bộ Tư lệnh Hóa học đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện dự án XD-1; tổ chức đào xúc, chôn lấp cô lập 100.000 m3 trên diện tích 4,3 héc ta đất nhiễm dioxin; năm 2016, Bộ Tư lệnh Hóa học triển khai dự án XD-2, đào xúc, chôn lấp cô lập 60.000 m3.

Từ nguồn tài trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ môi trường toàn cầu, Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng Ban chỉ đạo 33) vào năm 2012 đã triển khai thực hiện Dự án cô lập chống lan tỏa bằng cách xây dựng hồ điều hòa (hồ lắng dioxin), đào đắp mương thu gom dòng chảy nước bề mặt, cô lập trên diện tích hơn 5 héc ta, với khối lượng ô nhiễm ước tính hơn 70.000 m3.

Đến ngày 16.9.2017, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ khởi công "Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng và tiền xử lý chất độc hóa học dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa".

© Ảnh : Độc Lập/Thanh NiênBộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis xem bản đồ dự án xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis xem bản đồ dự án xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis xem bản đồ dự án xử lý dioxin ở sân bay Biên Hòa

Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam
Vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vì sao lính Hoa Kỳ giết phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?
Thực hiện chức năng chủ đầu tư, Quân chủng Phòng không — Không quân Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai: Rà phá bom mìn; xây dựng hạ tầng, đường giao thông; khoanh vùng chống lan tỏa chất độc dioxin; di dời doanh trại các đơn vị, công trình quân sự ra khỏi khu vực ô nhiễm. Tổng giá trị của Dự án là 270 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 — 2020.

Sau đó, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và Quân chủng Phòng không — Không quân đã ký thỏa thuận cho dự án xử lý dioxin khu vực sân bay Biên Hòa vào ngày 11.5.

Tiếp thuốc - Sputnik Việt Nam
Lính Mỹ thương vong thảm hại như thế nào trong chiến tranh Việt Nam? (Ảnh)
Tính đến nay, Quân chủng Phòng không — Không quân đã tổ chức di dời doanh trại, công trình quân sự ra khỏi khu vực ô nhiễm, giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình chống lan tỏa chất độc dioxin, tường rào cách ly khu vực ô nhiễm và đường vận chuyển, phục vụ "Dự án Tổng thể xử lý triệt để dioxin tại sân bay Biên Hòa".

Dự án Tổng thể xử lý triệt để dioxin tại sân bay Biên Hòa giai đoạn 1 sẽ được triển khai thực hiện từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Mỹ và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chi phí dự kiến để xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa là 390 triệu USD. Quá trình xử lý dự kiến sẽ hoàn thành trong 10 năm. 

© Ảnh : Độc Lập/Thanh NiênBộ trưởng James Mattis trao đổi với Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, thiếu tướng Bùi Anh Chung tại sân bay Biên Hòa
Bộ trưởng James Mattis trao đổi với Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, thiếu tướng Bùi Anh Chung tại sân bay Biên Hòa - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng James Mattis trao đổi với Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, thiếu tướng Bùi Anh Chung tại sân bay Biên Hòa

 Tựa đề do tòa soạn đặt lại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала