Và Trung Quốc là nước có tỷ lệ trẻ em béo phì đứng đầu thế giới. Đứng thứ hai là Ấn Độ.
Cùng với trẻ em, cha mẹ trẻ của chúng cũng tăng cân. Trong mười năm qua, các nhà hàng thức ăn nhanh ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Ngoài ra, người Trung Quốc có thể hướng tới những nhà hàng giao thức ăn tận nhà. Như ông Wang Jianyi, một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, ghi nhận trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, trong quá trình phát triển xã hội, nâng cao mức sống và phúc lợi của người dân, áp lực xã hội ngày càng nặng nề hơn, kết quả là có ngày càng nhiều người mắc bệnh thừa cân béo phì.
"Vấn đề là ở chỗ: lối sống của nhiều người đang thay đổi, cùng với điều đó nhận thức về thức ăn cũng đang thay đổi. Bạn có thể dạo qua những khu ẩm thực để bạn "thức trọn cả đêm". Tất cả điều này dẫn đến sự thèm ăn. Ai đó bắt đầu ăn quá mức để xoa dịu những vấn đề khi bị tổn thươưng vì tình tình yêu hoặc các vấn đề trong công việc. Ví dụ, khi bạn được thăng chức, bạn cảm thấy hạnh phúc và rất vui ăn những đồ ngon. Tuy nhiên, khi bị thất bại, cảm giác đói là mạnh hơn nhiều. Các nghiên cứu cho thấy rằng trạng thái trầm cảm làm tăng sự thèm ăn. Trong trường hợp này hành vi của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái của tâm trí".
Chuyên gia lưu ý rằng, trong cư dân đô thị sống ở các thành phố công nghiệp có ngày càng nhiều người bị thừa cân.
"Tại một số công ty ngày làm việc kéo dài đến nửa đêm, như thường lệ những nhân viên muốn được thăng chức làm thêm giờ. Các thành phố lớn không ngủ, các nhà hàng làm việc suốt ngày đêm. Bạn có thể ăn bất cứ lúc nào để làm giảm áp lực tâm lý. Nhiều người đi ngủ ngay sau bữa ăn tối thịnh soạn, mà điều đó gây những ảnh hưởng bất lợi đến hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, việc thiếu tập thể dục dẫn đến béo phì", — chuyên gia nói.
Khoảng 15 năm trước Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chiến chống béo phì, đã thông qua các đạo luật và quy định phòng chống thừa cân, béo phì. Ví dụ, ở Trung Quốc có một số quy định về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em và thanh thiếu niên trong các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, các trung tâm giảm cân được thành lập trong cả nước.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia của Trung tâm phục hồi chức năng "Dianfeng Jianzhong" lớn nhất của Trung Quốc, lưu ý:
"Hàng năm vào mùa hè từ tháng 7 đến tháng 8, hơn một nghìn người được điều trị tại trung tâm của chúng tôi. Độ tuổi từ 8 đến 62 tuổi. Tỷ lệ nam nữ gần như bằng nhau. Ngày nay, ngày càng nhiều người phải đối mặt với vấn đề này. Nguyên nhân của bệnh béo phì có thể liên quan đến lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh. Ăn uống không hợp lý, thừa chất dẫn đến hiện tượng béo phì tăng cao".
Chuyên gia của Trung tâm "Dianfeng Jianzhong" giải thích thêm rằng, mức giá trung bình của chương trình phục hồi chức năng tại Trung tâm, bao gồm chế độ ăn uống đặc biệt và tập thể dục thể thao, là khoảng 500 USD.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, tỷ lệ người mắc bệnh béo phì ở miền Bắc Trung Quốc cao hơn nhiều so với miền Nam. Và thủ đô Trung Quốc đứng đầu danh sách các thành phố có tỷ lệ béo phì cao nhất trong nước — khoảng 25,9%, trong khi mức trung bình trong cả nước là 11,9%. Tỉnh lân cận Hà Bắc đứng thứ hai với 22,2%, và khu tự trị Tân Cương Uygur xếp hạng thứ ba với 21,5%.
Nếu thời tiết lạnh, sự trao đổi chất của những người sống ở miền bắc chậm hơn nhiều. Nhưng, béo phì cũng liên quan chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng của con người. Ở miền bắc, người dân ăn nhiều ngũ cốc, thực phẩm giàu chất béo, cholesterol cao và thường uống rượu, China Daily giải thích.
Mới đây mạng xã hội nổi tiếng ở Trung Quốc WeChat đã công bố báo cáo về "Hoạt động của người dùng trong các ngày lễ năm 2018". Báo cáo giới thiệu số liệu thống kê về hoạt động thể chất của người Trung Quốc trong thời gian từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 6 tháng 10, khi đất nước tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc khánh - Ngày thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Theo dữ liệu này, 21 triệu người dùng WeChat đã ở nhà. Do đó, hoạt động thể chất hàng ngày của họ là ít hơn 100 bước. Trong số đó, 56% người dùng là những người trẻ tuổi sinh ra trong những năm 80-90.