Chuyện biệt thự của ca sĩ Mỹ Linh trên đất rừng và hiệu lực của luật pháp

© Ảnh : VietnamnetDiva Mỹ Linh bên ông xã Anh Quân
Diva Mỹ Linh bên ông xã Anh Quân - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người dân hay gọi các cơ quan thanh tra trong hệ thống thanh tra từ trên xuống dưới: Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành xuống đến thanh tra cấp địa phương, cơ sở là... "thanh kiến": Tức là chỉ thanh tra rồi nêu kiến nghị. Còn kiến nghị có được duyệt hay được thực thi không là câu chuyện khác, báo Dân Trí có bài bình luận.

Như Dân trí đã nêu trong bài báo "Hơn 10 năm nhùng nhằng xử lý công trình của gia đình ca sĩ Mỹ Linh" (đăng ngày 17/10), lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, đã kiểm tra, phát hiện một số sai phạm trong việc xây dựng một số công trình trên đất ở và đất rừng phòng hộ của gia đình ca sĩ Mỹ Linh trong các năm 2006-2008. Vi phạm chủ yếu là không có giấy phép xây dựng cho các công trình này.

Ca sỹ Mỹ Linh và nhạc sĩ Anh Quân - Sputnik Việt Nam
Chồng ca sỹ Mỹ Linh nói gì về biệt thự vi phạm?

Nhưng không chỉ có gia đình nhà ca sĩ nổi tiếng này, riêng tại xã Minh Phú, còn có 17 trường hợp vi phạm khác mà thanh tra của huyện Sóc Sơn đã làm rõ. Nhưng từ đó đến nay, việc xử lý các công trình nhà ở, biệt thự trên khu vực đã được quy định là "rừng phòng hộ- bảo vệ môi trường" này vẫn chỉ là "kiến nghị", "đề xuất"… để UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra quyết định xử lý.

Và cho đến giờ này thì chưa có cơ quan nào ra quyết định xử lý.

Như vậy, giống như hằng hà sa số các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… khác của các cấp, những cuộc thanh tra về vi phạm bảo vệ đất rừng, trật tự xây dựng ở một xã nhỏ thôi của huyện Sóc Sơn đã có kết qủa mà không có hiệu lực thực thi.

Theo GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT quy định trước đây, đất rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng người dân trong xã - Sputnik Việt Nam
Giáo sư Đặng Hùng Võ: Phải thu “sổ đỏ” bán đất rừng cho người ngoài Sóc Sơn
Đó là lý do người dân hay gọi các cơ quan thanh tra trong hệ thống thanh tra từ trên xuống dưới: Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành xuống đến thanh tra cấp địa phương, cơ sở là… "thanh kiến": Tức là chỉ thanh tra rồi nêu kiến nghị. Còn kiến nghị có được duyệt hay được thực thi không là câu chuyện khác. Và không ít các cuộc thanh tra xong là để đấy.

Như thế cũng không trách được và người đời vẫn có câu rằng:

"Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì/Hễ có phong bì thì lại thanh kiu"!.

Minh chứng cho thực tế trên, không chỉ ở câu chuyện nhà ở của ca sĩ Mỹ Linh và 17 hộ khác tại huyện Sóc Sơn mà có những con số rất cụ thể và rõ ràng đã được công bố, cho thấy, hiệu lực của các cuộc thanh tra hiện nay còn thấp.

Rất dễ dàng để vào trang web của Thanh tra Chính phủ (www.thanhtra.gov.vn), ở bản tin có tiêu đề "Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác ngành thanh tra năm 2018" đã nêu: Năm 2017, Thanh tra các bộ, ngành Trung ương và sở, ngành cấp tỉnh đã tiến hành 237.284 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 590.022 tổ chức, đơn vị, cá nhân, phát hiện 197.990 tổ chức, cá nhân có vi phạm, tổng số tiền vi phạm 35.957 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 33.561 tỷ đồng; ban hành 148.026 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền xử phạt là 2.924 tỷ đồng.

Nhưng kết quả thực thi kiến nghị xử lý sau thanh tra thì sao: Toàn ngành đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.546 kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi và xử lý khác 856/1.358 tỷ đồng (đạt 63%).

Như vậy, còn tới 37% nội dung kiến nghị về các vi phạm phải xử lý về kinh tế sau thanh tra chưa được thực thi. Đây là một tỷ lệ không hề nhỏ.

Lâm Đồng, Đà Lạt, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội quyết xử biệt phủ trên đất rừng Sóc Sơn
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ 6 tháng đầu năm cũng chỉ cho thấy, tỷ lệ thu hồi sau thanh tra cũng chỉ cao hơn được một chút (đạt 69%), nhưng tỷ lệ thu hồi các diện tích đất đai sai phạm thì cực thấp, chỉ thu được 7 ha, bằng 4,7% số diện tích đất đai có sai phạm cần phải thu hồi.

Nếu tìm các con số về kết quả kiểm toán và xử lý sau kiểm toán của ngành kiểm toán cũng cho ra những kết quả tương tự.

Mỗi năm, các ngành thanh tra, kiểm toán đi thanh tra, kiểm toán hàng chục, hàng trăm ngàn cuộc, làm rõ sai phạm hàng chục ngàn tỷ đồng. Nhưng cuối cùng, kết quả khắc phục, kiến nghị xử lý thu hồi đạt kết quả thấp như vậy cho thấy hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước là chưa cao, nếu không muốn nói là rất thấp.

Như vậy, cần phải tăng mạnh hình thức xử lý. Có như thế việc mới ra việc, các hình phạt mới có tính răn đe và hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra mới nâng lên được. Và có làm thật nghiêm, thật mạnh, có kết quả thì mới không có những câu chuyện như vụ xây nhà trên đất rừng của gia đình ca sĩ Mỹ Linh, 10 năm phát hiện ra sai mà không xử, trong xã hội mới bớt những câu:

"Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì…".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала