Các pháo tự hành sẽ được sửa chữa, bảo dưỡng, trang bị bộ kính ngắm hiện đại. Sau đây là bài của Sputnik về lý do tại sao quân đội Nga dùng lại các siêu pháo.
Cả hai hệ thống pháo binh này vào thành phần dự trữ chiến lược của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Nga. Chúng được sử dụng khi cần phải giáng đòn pháo binh đặc biệt chính xác và mạnh mẽ. Kết quả là chỉ có pháo tự hành Tulip đã tham gia chiến đấu thực sự. Tại Afghanistan, pháo Tulip đã hành động hiệu quả, tiêu diệt những công trình quân sự kiên cố của Mujahideen, đặc biệt những quả đạn bắn theo đường cầu vồng phá hủy công trình cua đối phương trên các sườn núi, trong các hẻm núi. Trong thập niên 1990, quân đội Nga đã sử dụng Tulip trong chiến dịch chống khủng bố ở Bắc Caucasus.
Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, tất cả các khẩu pháo tự hành hiện có sẽ được nâng cấp. Các chuyên gia sẽ thay thế một số thành phần khung và cụm, hệ thống cấp điện, giáp bảo vệ chống phóng xạ, thiết bị liên lạc và hệ thống chữa cháy. Quá trình chuẩn bị cho trận chiến sẽ được thực hiện tự động, khẩu đội sẽ có thể định hướng tốt hơn với sự giúp đỡ của bản đồ điện tử.
"Bây giờ kỹ thuật này được đưa vào hệ thống tự động kiểm soát quân đội, hệ thống trinh sát và chỉ huy điều khiển hỏa lực tích hợp hóa", —chuyên gia quân sự Alexei Leonkov giải thích với Sputnik. "Sau khi nhận được thông tin từ các máy bay không người lái, hệ thống chỉ huy điều khiển hỏa lực và các phương tiện định hướng khác, các khẩu pháo Pion và Tulpan sẽ ngắm bắn một cách chính xác nhất. Những "siêu pháo" này sẽ hoạt động trong không gian thông tin thống nhất với các khẩu pháo khác, với các hệ thống hoả lực từng loạt và các hệ thống tên lửa chiến thuật".
Các chuyên gia cho rằng, bất chấp sự phát triển của các loại tên lửa chính xác cao, pháo tự hành cỡ lớn vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Nhân tiện, kho đạn dược của Pion và Tulip là mạnh hơn nhiều so với các hệ thống pháo binh khác. Ví dụ, khẩu đội Tulip có thể bắn các quả đạn nổ mạnh, đạn cháy, có thể tiêu diệt bộ binh, xe tăng chiến đấu chủ lực, hệ thống pháo binh và tên lửa của đối phương ở khoảng cách đến 20km, cũng như đạn có thể chỉ định mục tiêu. Theo các điều ước quốc tế, các quả đạn neuron và hạt nhân cho Tulip đã được xử lý. Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã sẵn sàng sản xuất đạn dược thế hệ mới cho Pion và Tulip: đạn pháo và đạn cối thông minh phát nổ ở tầm cần thiết có tầm bắn xa hơn. Nhưng, ngay cả nếu không có chúng, Tulip và Pion có sức mạnh hỏa lực khổng lồ. Ví dụ, quả đạn cỡ 240 mm nặng 130 kg chọc thủng tường bê tông của tòa nhà cao 12 mét hoặc mái nhà chứa máy bay kiên cố.
Nhân tiện, hiện nay ở nước ngoài không có những mẫu pháo tương tự như "siêu pháo" tự hành của Nga. Tuy nhiên, Mỹ có pháo tự hành M110A2 cỡ nòng 203mm. Nhưng tầm bắn của nó là nhỏ hơn nhiều — 24 km, trọng lượng của quả đạn 92 kg (có ít chất nổ), khẩu đội 13 người (5 người trên xe tự hành và 7 người trên xe bọc thép vận chuyển đạn dược). Ngoài ra, trong những năm 1990, pháo M110A2 đã bị loại khỏi biên chế của quân đội Hoa Kỳ và các nước NATO. Ngay cả nếu những khẩu pháo M110A2 được khôi phục, thì các chuyên gia chắc chắn rằng, chúng không có khả năng chống chọi hiệu quả trước hỏa lực của Pion Nga.