48 chức danh được lấy tín nhiệm tự đánh giá về đạo đức, lối sống

© Ảnh : dantriĐại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 24 đến 25/10, đại biểu sẽ lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, Vnexpress đưa tin.

Các chức danh gồm: Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước, các thành viên Chính phủ, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ…

Việc lấy phiếu được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của từng người với ba mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.

"Đây là hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội cũng như chất lượng của bộ máy nhà nước", ông Trần Văn Tuý — Trưởng ban công tác đại biểu nói.

Ngoài ra, theo ông Tuý, công việc nêu trên còn giúp người được lấy phiếu thấy mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện và làm cơ sở cho tổ chức có thẩm quyền đánh giá cán bộ.

© Ảnh : Hoàng Phong/VnexpressÔng Dương Trung Quốc
Ông Dương Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Ông Dương Trung Quốc

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, so với hai lần lấy phiếu tín nhiệm trước đây (năm 2013 và 2014), lần này có cải tiến tích cực là đại biểu nhận được hồ sơ của các chức danh sớm để có thời gian nghiên cứu.

Báo cáo công tác của người được lấy phiếu tín nhiệm có nội dung tính từ thời điểm Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (tháng 7/2016), nêu kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật; độ dài từ 4-5 trang, đánh máy và in trên giấy khổ A4.

Cùng với đó, báo cáo còn tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ theo nghị quyết Trung ương 4, khóa XII; tự đánh giá, kiểm điểm về việc thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình…

Cho rằng nội dung hồ sơ mỗi chức danh khá đầy đủ các mặt công tác, song ông Quốc băn khoăn vì "đây chỉ là những báo cáo tự đánh giá một chiều"; hơn nữa các tài liệu này đều được coi là bí mật nên đại biểu không thể lấy ý kiến người dân về những bản tự đánh giá đó. 

"Đây là hoạt động giám sát quan trọng, được người dân quan tâm, tôi sẽ đưa ra lá phiếu thật khách quan đúng với trách nhiệm người đại biểu dân cử", ông Quốc nói và đề xuất thời gian tới Quốc hội nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng, cho phép công khai báo cáo công tác của từng chức danh cũng như lá phiếu cụ thể mà mỗi đại biểu đưa ra.

"Hai lần trước chúng ta chỉ biết từng chức danh được lá phiếu như thế nào, mà không biết mỗi đại biểu thể hiện thái độ ra sao. Tôi cho rằng nên công khai việc này", ông Quốc nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với ông Quốc, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền cho hay "việc lấy phiếu tín nhiệm được cử tri rất quan tâm và đánh giá là cần thiết".  

Theo bà, bên cạnh hồ sơ tài liệu thì kênh thông tin quan trọng giúp đại biểu đánh giá được khách quan, chính xác là lắng nghe người dân, đặc biệt là nhóm cử tri liên quan trực tiếp đến lĩnh vực, ngành mà chức danh được lấy phiếu phụ trách. "Tôi coi đây là kênh thông tin hàng đầu", bà Hiền nói.

© Ảnh : InfonetĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn ĐB tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn ĐB tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - Sputnik Việt Nam
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn ĐB tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Khi được hỏi cá nhân bà đánh giá từng chức danh được lấy phiếu dựa trên tiêu chí như thế nào, đại biểu Hiền cho hay sẽ xem xét cả quá trình, đơn cử một bộ trưởng khi mới nhậm chức bối cảnh khó khăn, thuận lợi ra sao, đã đề ra được những chính sách gì để tháo gỡ và đưa lĩnh vực mình phụ trách phát triển.

"Tôi có thói quen ghi chép đầy đủ từng phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, tôi sẽ hệ thống lại những ghi chép đó để có nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn", bà nói.

Nữ đại biểu cũng nêu quan điểm, phiếu tín nhiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của chức danh được lấy phiếu, "nhưng sinh mệnh quốc gia là quan trọng nhất, nếu cần đánh giá một chức danh cụ thể nào đó tín nhiệm thấp thì phải đặt cái chung lên trên".

"Ở một số lĩnh vực, đầu nhiệm kỳ tôi có những chất vấn và tranh luận khá gay gắt, nhưng thời gian qua, Bộ trưởng và ngành đó đã có sự thay đổi thì những nỗ lực ấy rất cần được ghi nhận. Ngược lại, với lĩnh vực nào chậm chuyển biến, sẽ phải xem xét một cách thẳng thắn", bà Hiền nói.

Ngoài ra, với những vấn đề nóng, nan giải, không thể giải quyết "ngày một ngày hai" của các bộ, ngành, bà Hiền cho rằng, "cần đánh giá trước hết ở thái độ, quan điểm của người đứng đầu".

Trăn trở về ba mức tín nhiệm

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng — Phó trưởng ban Dân nguyện cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động quan trọng, có giá trị đặc biệt để kiểm soát quyền lực các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Tuy nhiên, ông Nhưỡng còn băn khoăn: "Mỗi khoá 5 năm chỉ bỏ phiếu một lần giữa nhiệm kỳ sẽ không đánh giá được đầy đủ, chính xác năng lực của các chức danh. Về lâu dài, tôi kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét để việc đánh giá cán bộ được tiến hành thường xuyên hằng năm".

© Ảnh : Trí Thức TrẻĐB Lưu Bình Nhưỡng
ĐB Lưu Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
ĐB Lưu Bình Nhưỡng

Ba mức đánh giá khi lấy phiếu cũng là điều khiến ông Lưu Bình Nhưỡng trăn trở. "Chúng ta chỉ có ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Vậy những người không được tín nhiệm thì sao? Lâu nay đã có ý kiến đề xuất chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm theo hai mức: tín nhiệmkhông tín nhiệm. Nhiều nước trên thế giới cũng chỉ có hai mức đánh giá ấy", ông Nhưỡng nói. 

Ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng, "chúng ta lấy phiếu tín nhiệm khác với nhiều nước là đưa ra ba mức, dù cao hay thấp đều là tín nhiệm. Tôi mong những năm tới việc này sẽ được cải tiến phù hợp với thông lệ quốc tế".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала