Trong trường hợp này, Nga sẽ buộc phải chỉnh tên lửa tới hướng các quốc gia cho phép Hoa Kỳ tái bố trí tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ, — ông nhấn mạnh.
"Mà đó thực ra là tất cả các quốc gia NATO, giờ đây đã đánh mất chủ quyền. Cho nên châu Âu sẽ buộc phải sống trong tầm ngắm của tên lửa Nga, trước hết, điều đó liên quan đến Đức, Pháp, Anh và, có thể cả Italia, nơi đang có những căn cứ Mỹ. Trong điều kiện như vậy, sẽ phải quên đi khả năng cải thiện quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu".
Nhìn từ góc độ quan điểm quân sự, Hiệp ước INF cần ngăn chặn mối đe dọa hủy diệt hạt nhân lẫn nhau đối với cả hai bên, — chuyên gia giải thích.
"Vấn đề là ở chỗ các tên lửa bố trí ở châu Âu có thể bay tới mục tiêu ở Nga trong vòng 8-10 phút. Còn từ Nga, cũng khoảng thời gian như vậy. Đối với ban lãnh đạo quân sự của cả bên này lẫn bên kia, sẽ không còn thì giờ để suy tính quyết định cần hành động như thế nào, nếu tên lửa ngẫu nhiên bay tới đâu đó. Do vậy, thỏa thuận hủy bỏ loại tên lửa này thời đó được xem là thành tựu to lớn. Hiệp ước cũng xoa dịu đáng kể mâu thuẫn giữa hai bên và củng cố sự tin cậy của họ dành cho nhau".
Việc Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước có thể đẩy Nga và các nước khác tới chỗ tăng cường chạy đua vũ khí,- chuyên gia Litovkin lưu ý.
"Điều đó sẽ cho phép họ cân bằng lực lượng với Hoa Kỳ, nhưng người Mỹ muốn thống lĩnh cả hành tinh và thỏa thuận này ngăn cản mộng bá chủ của họ".
Ở đây có dấu hiệu trùng hợp ngẫu nhiên — gần tròn 30 năm sau khi bắt đầu hiệu lực của thỏa thuận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ về tên lửa tầm trung và tầm ngắn, Quốc hội Mỹ công bố lệnh đình chỉ thực thi văn kiện, còn trên thực tế muốn phá vỡ mối liên kết đang trên đà củng cố giữa Nga và châu Âu.