"Đến cuối năm nay, trong kế hoạch bao gồm việc phóng các tên lửa Rokot với vệ tinh thông tin liên lạc theo nhu cầu cơ quan quân sự",- nguồn tin cho biết.
Theo ông, ngoài lần phóng sắp tới, dự kiến sẽ tiến hành thêm ba lần phóng nữa — với thiết bị trắc địa Geo-IK-2, với các vệ tinh hệ thống truyền thông quỹ đạo thấp Gonets và một lần phóng khác với các thiết bị liên lạc quân sự. Tất cả được dự tính sẽ diễn ra vào năm 2019.
Trước đó, Trung tâm Khrunichev đang phát triển bệ phóng Rokot-2 với hệ thống kiểm soát nội địa mới. Hiện tại, tên lửa Rokot sử dụng hệ thống điều khiển do Ukraina chế tạo.
Đồng thời, một nguồn tin khác nói với Sputnik rằng việc phóng tên lửa đẩy hạng nhẹ Rokot-2, được đề xuất tiếp tục từ năm 2021, trong ba năm sẽ giúp thu nhập vượt quá 8 tỷ rúp/ năm.
Trước đó, được biết rằng công ty Eurockot tham gia vào việc quảng bá tên lửa Rokot ở thị trường nước ngoài, đã tạm dừng công việc. Vấn đề nằm ở chỗ chấm dứt cung cấp bộ phận tên lửa từ Ukraina sau năm 2014.
Lần phóng Rokot gần đây nhất theo nhu cầu Bộ Quốc phòng Nga diễn ra vào năm 2016. Trong năm 2017 và 2018, hai lần phóng được thực hiện theo nhu cầu của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Rokot là phiên bản dân sự của tên lửa RS-18B (theo phân loại của NATO —"Stilet"). Tên lửa đã được sử dụng cho các vụ phóng thương mại từ năm 2000. Từ năm 2005, nó bắt đầu hoạt động theo các chương trình liên bang. Trong thời gian này, 28 chiếc "Rokot" đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ Plesetsk, đưa vào quỹ đạo khoảng 70 thiết bị vũ trụ. Tên lửa có thể mang tới 1,9 tấn hàng hóa vào quỹ đạo gần Trái Đất.