- Bà công tác trong ngành y tế nhưng cũng là một nhà giáo, bà cảm thấy thế nào trước Thông tư quy định sinh sư phạm bị đuổi học khi bán dâm lần thứ 4 của Bộ Giáo dục?
Giáo viên và sinh viên ngành sư phạm sẽ thấy rất bị xúc phạm trước quy định tại Thông tư của Bộ Giáo dục. Nhưng theo tôi, chuyện đã xảy ra rồi thì xử lý như thế nào thuộc về năng lực của người lãnh đạo, phải làm sao sắp xếp, rà soát, kiểm soát, giám sát hoạt động của bộ mình.
— Khi việc lấy phiếu tín nhiệm diễn ra trước phiên chất vấn, có dư luận cho thấy dường như các Bộ trưởng có nhờ đại biểu "đừng chất vấn". Cá nhân bà có thấy hiện tượng này không và đã bao giờ nhận được tin nhắn như vậy chưa?
- Điều có có thể cho thấy, khi đánh giá Bộ trưởng, các đại biểu không nhìn vào thực lực của Bộ trưởng đó?
— Như vậy thì tiêu chí để các đại biểu đánh giá chưa thật sự rõ ràng?
Theo tôi, một khi đánh giá tín nhiệm cao thì phải có thành tích nổi bật trong nhiệm kỳ của mình, còn nếu đánh giá thấp cũng phải thận trọng. Phải thấy có những việc rõ ràng để đánh giá về trình độ, khả năng xử lý những việc xảy ra. Nhưng chuyện này cũng ít thôi, còn đa số với mặt bằng chung của xã hội bây giờ thì mình đánh giá mức độ trung bình.
Riêng ngành giáo dục, tôi đánh giá rất tệ ở nhiệm kỳ này. Anh đã có 2 năm rưỡi, tức là gần nửa nhiệm kỳ, tôi không đòi hỏi cái gì quá cao vì mấy đời Bộ trưởng vẫn chưa làm nổi. Nhưng cái quá cao không làm được thì ít ra làm gì phải rốt ráo cái đó. Ví dụ như thái độ xử sự của Bộ trưởng sau vụ sửa điểm thi là hết sức phản cảm, rồi một số vụ tiêu cực khác trong ngành nữa. Dù là do người khác làm nhưng trách nhiệm lãnh đạo chỉ đạo của anh ở đâu, giám sát như thế nào?
- Bà đánh giá thế nào về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ?
Thông tư này đã có từ thời điểm tháng 4/2016, khi anh Nhạ đã là Bộ trưởng. Ta có thể thấy, Thông tư đó vừa vi phạm pháp luật, vừa phản giáo dục, phản văn hóa, và là sự xúc phạm cho các sinh viên ngành sư phạm. Tôi là cô giáo và tôi thấy rất bị xúc phạm và anh Nhạ phải làm sao để đại biểu hiểu được cảm xúc của Bộ trưởng đồng cảm với chuyện ấy, chứ không phải loay hoay để tìm cớ để đổ thừa, như vậy suy ra mình không dũng cảm.
- Tổng Bí thư đang nói đến chuyện làm gương, trong khi Bộ trưởng Nhạ là lãnh đạo của những người thầy mà lại có những cách hành xử bị xã hội phản ứng như vậy, nếu để học sinh, sinh viên nhìn vào thì có còn xứng đáng ngồi ở vị trí đó nữa không?
Đây là một câu hỏi khó. Chúng ta đang nói về năng lực lãnh đạo và những cái mà Bộ trưởng Nhạ đã thể hiện ra. Còn ý của Tổng Bí thư là liên quan về đạo đức con người, về nhiều phẩm chất khác nữa.
Quốc hội là cơ quan giám sát, và tôi cũng sẽ tiếp tục giám sát dựa trên phản ánh của xã hội, của các bậc phụ huynh. Nói thật, tôi nghi ngờ về khả năng của Bộ trưởng, vì đã hai năm rưỡi rồi, ít ra cũng phải có một cái gì đó…
- Xin cảm ơn đại biểu.