Bài báo công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Chẳng hạn, thiết bị đo thông tin vô tuyến điện Australian SKA Pathfinder (ASKAP) đã ghi lại một số cụm chớp sóng vô tuyến, trong khi kính thiên văn Murchison Widefield Array (MWA) quét bầu trời ở tần số thấp hơn thì lại không phát hiện được.
Trong khi đó cả hai thiết bị đều đồng thời hướng về cùng một vùng trên bầu trời.
"Thực tế là ASKAP đã ghi lại được chớp sóng vô tuyến cực kỳ sáng chói mà MWA thì không thấy nói với chúng ta rằng lời giải thích có thể hết sức bất ngờ. Hoặc là nguồn gốc hiện tượng này không phát ra tia năng lượng ở tần số thấp, hoặc là tín hiệu đó bị chặn trên đường tới Trái đất", — tác giả chính của công trình nghiên cứu, TS Sokolovski cho biết.
Bản chất tự nhiên của chớp sóng vô tuyến là vấn đề đã khiến giới thiên văn học bận tâm ngay từ năm 2007, khi lần đầu tiên phát hiện thấy hiện tượng này, — các nhà khoa học lưu ý.
Các cụm chớp sóng vô tuyến là xung động vô tuyến cực mạnh nhưng chỉ kéo dài nhiều nhất là vài mili giây, phát ra nguồn năng lượng khổng lồ. Độ sáng của một chùm sóng vô tuyến lớn gấp một tỷ lần so với năng lượng phát ra từ Mặt trời. Nguồn gốc của hiện tượng này cho đến nay vẫn là câu hỏi không có giải đáp.