Vào đầu chuyến bay kế tiếp, chiếc máy bay bị rơi. Người đứng đầu cơ quan quản lý các sân bay Bali, Nusa và Tengara Kherson nói với Reuters.
Theo ông, phi công đã thông báo các vấn đề cho kiểm soát không lưu sau khi cất cánh từ Bali đến Jakarta ngày 28 tháng 10. Sau đó,ông liên lạc với nhân viên điều phối một lần nữa và nói rằng mọi thứ đã được giải quyết và sẽ tiếp tục chuyến bay. Theo vị quan chức này, cơ trưởng chuyến bay hoàn toàn chắc chắn rằng ông sẽ bay được đến Jakarta.
Phi công của một chiếc máy bay khác, người bay đến Bali ngay sau khi máy bay hãng Lion Air cất cánh, nói với hãng tin rằng ông đã được lệnh phải bay vòng quanh sân bay và nghe trao đổi vô tuyến của phi hành đoàn từ chiếc máy bay gặp sự cố với mặt đất. Ông nói rõ rằng chiếc Boeing của Lion Air đã đưa ra tín hiệu Pan-Pan năm phút sau khi cất cánh — một tín hiệu khẩn cấp, xếp thứ hai về tầm quan trọng chỉ sau tín hiệu Mayday, và được yêu cầu cho phép hạ cánh. Người đối thoại với Reuters xác nhận rằng sau một khoảng thời gian, phi công của Lion Air thông báo rằng vấn đề đã được giải quyết và ông sẽ tiếp tục chuyến bay. Sau đó, các máy bay khác được phép hạ cánh.
Trước đó, Giám đốc điều hành của Lion Air Edward Syrite đã nói về "vấn đề kỹ thuật" của máy bay trong chuyến bay Bali-Jakarta. Theo ông, vấn đề đã được giải quyết "phù hợp với quy trình thủ tục".
Vào sáng ngày 29 tháng 10, chiếc Boeing 737 của Lion Air bị rơi sau khi cất cánh từ Jakarta đến Pangalpinang. 189 người trên chuyến bay đã thiệt mạng.
Sau đó, Bộ Giao thông vận tải đã đình chỉ công tác giám đốc kỹ thuật của hãng hàng không và ba viên quản lý hàng đầu, những người đã đưa ra khuyến nghị cho phi hành đoàn trước chuyến bay.
Chiếc máy bay bị nạn được đưa vào sử dụng từ năm 2017.