Hóa ra là súp, cháo và mì ăn liền là một trong những nguồn chính gây bỏng nặng nhất cho các bé mẫu giáo và học sinh tiểu học — trung bình, khoảng 10.000 trường hợp mỗi năm. Thông thường trẻ em bị bỏng khi lỡ đổ lên mình lượng món ăn nóng tương tự như bị đổ nước sôi không chỉ vào tay, mà còn vào ngực và các bộ phận khác trên cơ thể.
Có điều thú vị là xác suất trở thành "nạn nhân của mì ăn liền" đã thay đổi khá nhiều theo tuổi tác. Thông thường điều này xảy ra vào khoảng 7 tuổi, và khi các bé đến trường, khả năng như vậy đã giảm mạnh.
Như các nhà khoa học hy vọng, dữ liệu mà họ thu thập sẽ giúp các nhà sản xuất các món "ăn liền" này thay đổi cấu trúc của bao bì theo cách để bát hay cốc đựng món mì nóng rẫy không bị đổ, hoặc khó dội vào cô bé hay cậu bé đang chờ ăn.