Việt Nam phê chuẩn CPTPP. Những thử thách gì đang đợi?

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNSản xuất tại Công ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp Phố nối B, huyện Mỹ Hào).
Sản xuất tại Công ty TNHH Dệt Nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp Phố nối B, huyện Mỹ Hào). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiều 12/11, tại Hà Nội Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 7 thông qua “hiệp định thế kỷ” này.

Sputnik đã có cuộc phỏng vấn các chuyên gia kinh tế Việt Nam về sự kiện quan trọng này. Đó là Tiến sĩ Vũ Đình Ánh và PGS. TS. Đặng Hoàng Linh.

Tàu chở hàng trên sông Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mới: Thuận lợi hay thách thức?
Sputnik: Hôm qua 12/11 Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với tỷ lệ tán thành 100%. Theo các ông thì sự kiện này có ý nghĩa như thế nào?

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế

Sự kiện Quốc hội Việt Nam thông qua CPTPP với tỷ lệ tuyệt đối có nhiều ý nghĩa quan trọng. Trước hết, đó là lời khẳng định Việt Nam nhất quán đường lối mở cửa hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Thứ hai, mặc dù là quốc gia có trình độ và mức độ phát triển thấp so với 10 thành viên còn lại của CPTPP song Việt Nam không sợ hãi mà kiên quyết tiến lên, thu hẹp khoảng cách phát triển thông qua đẩy mạnh cải cách trong nước gắn với thúc đẩy các quan hệ quốc tế, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ mà còn cả trong lĩnh vực lao động, xã hội cũng như mua sắm công và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Thứ ba, Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quí giá trong quá trình hội nhập, song phương cũng như đa phương nên việc sớm thông qua CPTPP chứng tỏ bản lĩnh và khả năng nắm bắt cơ hội tốt cho phát triển kinh tế — xã hội, đồng thời củng cố thêm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNQuốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với số đại biểu tán thành 469/469 tham gia biểu quyết.
Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với số đại biểu tán thành 469/469 tham gia biểu quyết.  - Sputnik Việt Nam
Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan với số đại biểu tán thành 469/469 tham gia biểu quyết.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
CPTPP và vai trò của Việt Nam
PGS. TS. Đặng Hoàng Linh, Giảng viên cao cấp Học viện Ngoại giao

Sự kiện Quốc hội phê chuẩn CPTPP (TPP11) cho thấy Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với cam kết sâu rộng của các bên. Nó cũng chứng tỏ xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, tự do hóa thương mại qua đó được Việt Nam và các nước thành viên CPTPP khẳng định là xu thế nổi trội hiện nay các nước muốn đạt tới, bất chấp những biểu hiện quốc gia chủ nghĩa nổi lên tại một số nơi thời gian vừa qua, là xu thế không đảo ngược được để các nền kinh tế cùng bắt tay hợp tác với nhau để giải quyết những thách thức, vượt qua những khó khăn và tận dụng những cơ hội chung mà nền kinh tế trong kỷ nguyên số và CMCN 4.0 mang lại.

Đại diện của các quốc gia - thành viên Hiệp ước Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương chụp ảnh sau lễ ký kết tại Santiago, Chile - Sputnik Việt Nam
CPTPP: Việt Nam cần phương án ứng phó tác động bất lợi
Sputnik: Báo cáo thẩm tra Quốc hội cho rằng đây là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay. Điều đó thể hiện như thế nào trên thực tế?

PGS. TS. Đặng Hoàng Linh, Giảng viên cao cấp Học viện Ngoại giao

CPTPP bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ…những lĩnh vực mà các công ty MNC của các nước thành viên phát triển thường tỏ ra khá thận trọng khi hoạt động tại Việt Nam. Việc Quốc hội phê chuẩn cho thấy Việt Nam sẵn sàng với các cam kết sâu nhất của một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với chất lượng cao như vậy. Hiệp định này sẽ giúp tạo ra một môi trường an toàn hơn nữa để các doanh nghiệp của các nước thành viên CPTPP nói riêng và doanh nghiệp quốc tế nói chung an tâm đầu tư vào Việt Nam.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và các đại biểu dự họp - Sputnik Việt Nam
Các lợi ích cốt lõi của Việt Nam được đảm bảo khi tham gia CPTPP
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế

Hiệp định này cam kết đến mức cao nhất về cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đồng thời mở cửa ở mức độ cao cho sự luân chuyển tự do của các dòng vốn, cả vốn đầu tư trực tiếp FDI lẫn đầu tư gián tiếp FII cũng như cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, các thành viên CPTPP cam kết tuân thủ hàng loạt điều kiện khắt khe hơn về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn, quyền của người lao động, bảo vệ môi trường,… đi đôi với cam kết mạnh mẽ tạo môi trường bình đẳng, chống phân biệt đối xử trong mua sắm công và hoạt động của DNNN. Trên thực tế, tất cả các cam kết CPTPP đều đặt ra nhiều thách thức đối với VN nên cần nỗ lực gấp nhiều lần so với các thành viên khác khi thực hiện.

Sputnik: Theo các ông thì ngoài những lợi thế mà CPTPP đưa lại thì Việt Nam phải đối mặt với những thách thức và nguy cơ gì?

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh - Sputnik Việt Nam
CPTPP không có Mỹ, Việt Nam được lợi gì?
PGS. TS. Đặng Hoàng Linh, Giảng viên cao cấp Học viện Ngoại giao

Tôi đưa ra vài ví dụ như sau: trên thực tế dịch vụ của Việt Nam hầu như chưa có đầu tư đáng kể ở nước ngoài do năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Ngoài ra, hiện trạng mở cửa tương đối rộng về dịch vụ của các đối tác quan trọng trong CPTPP như hiện nay dẫn đến việc lợi ích này có thể không có ý nghĩa. Đây cũng chính là lý do nhiều ý kiến cho rằng các nước phát triển sẽ được lợi về dịch vụ trong TPP trong khi những nước như Việt Nam hầu như không hưởng lợi gì từ việc này.

Đối với những mặt hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnh tranh là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giầy), thì những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay thuế chống bán phá giá với mục đích phòng vệ thương mại rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Cũng như vậy những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng được lợi ích từ việc giảm thuế trong CPTPP.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 phát biểu nhậm chức Chủ tịch nước. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: CPTPP giúp củng cố vị thế Việt Nam
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế

Tôi cho rằng, thách thức và nguy cơ có nhiều, nổi bật là nguy cơ đánh mất mình, mất độc lập tự chủ trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, dịch vụ, đầu tư,tài chính… do năng lực cạnh tranh yếu kém dẫn đến hệ quả là các nguồn lực chủ yếu không còn nằm trong tay người Việt nữa. Từ nguy cơ kinh tế có thể mở rộng thành nguy cơ mất độc lập tự chủ về chính trị và xã hội, thậm chí lan sang cả quốc phòng an ninh và văn hóa. Nguy cơ lớn thứ hai là đánh mất quyền chủ động, thậm chí lâm vào thế bị động khi tham gia vào quá nhiều"cuộc chơi" với các "tay chơi" lớn trong khi chưa hội tụ đủ thế và lực cần thiết. Tôi hy vọng, Việt Nam sớm nhận ra và có cách thức phù hợp để vượt qua các thách thức và nguy cơ lớn đó.

Sputnik: Là những chuyên gia hiểu rõ CPTPP và tác động của nó tới Việt Nam. Theo quan điểm của các ông thì chính phủ Việt Nam cần phải làm gì, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để CPTPP mang lại hiệu quả và lợi ích cho Việt Nam?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc sẽ gia nhập CPTPP để đối phó Mỹ?
PGS. TS. Đặng Hoàng Linh, Giảng viên cao cấp Học viện Ngoại giao

Khi gia nhập CPTPP, Việt Nam rất có thể phải đánh đổi quyền tiếp cận thị trường trong nước để có được các lợi ích khác, để hạn chế tiêu cực tới nền kinh tế. Cần lưu ý rằng, những lợi ích về thuế quan trên thị trường nước thành viên CPTPP chỉ thực sự đầy đủ và nguyên vẹn khi xem xét tất cả các yếu tố. Nếu bất kỳ yếu tố nào trong số những rào cản đối với hàng xuất khẩu không được cải thiện thì lợi ích thuế quan từ CPTPP sẽ bị giảm sút, thậm chí nếu những rào cản này bị lạm dụng, lợi ích từ thuế quan có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

Để CPTPP mang lại hiệu quả và lợi ích, các cơ quan quản lý cần hỗ trợ các chủ thể doanh nghiệp Việt Nam xây dựng các trung tâm nghiên cứu để tư vấn chi tiết cho các doanh nghiệp về các yếu tố lợi thế cũng như nguy cơ các yếu tố rào cản đối với sản phẩm của mình trong thị trường các thành viên CP TPP, qua đó DN có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về chiến lược kinh doanh tại các thị trường này.

Cảnh bờ biển Vũng Tàu, nhìn từ tượng Chúa Kitô - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có thể tránh rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”?
Cơ quan quản lý Nhà nước có thể phối hợp với các doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp, để có sự thống nhất xuyên suốt từ trên xuống dưới, tới các doanh nghiệp về chi tiết các thỏa thuận trong CPTPP và thường xuyên tập huấn để các tổ chức, doanh nghiệp nắm được các quy định chi tiết trong lĩnh vực quan tâm.

Các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc kết hợp với một đối tác tin cậy ở thị trường nước ngoài nên nghiên cứu tìm hiểu kỹ về đặc tính thị trường cũng như phong tục, tập quán tiêu dùng, cần triển khai đào tạo tập huấn, thành lập  bộ phân riêng trong doanh nghiệp để theo sát việc triển khai các thỏa thuận trong CPTPP với mặt hàng mình sản xuất và xuất khẩu, để luôn chủ động nắm bắt và cập nhật mọi sự điều chỉnh về chính sách.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói thẳng: Muốn gia nhập CPTPP, Mỹ sẽ phải chấp thuận các tiêu chuẩn cao

Chính phủ là người tổ chức "cuộc chơi" cho các doanh nghiệp. Và người dân theo "luật chơi" của CPTPP cũng như của hơn một chục FTA mà VN đã và sẽ tham gia. Theo đó, Chính phủ cần làm tốt vai trò của mình để vừa tạo ra một sân chơi công bằng, bình đẳng, môi trường cạnh tranh lành mạnh, vừa bảo vệ và hỗ trợ cho nhóm yếu thế, thiệt thòi trong "cuộc chơi" đó, giúp họ có cơ hội và điều kiện tốt hơn để quay lại "cuộc chơi". Doanh nghiệp là các tay chơi chính nên trước hết cần tuân thủ các qui tắc như cạnh tranh lành mạnh, có trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời nên tâm niệm rằng "thắng không kiêu, bại không nản" trên tinh thần cùng thắng (win-win), cùng có lợi khi thành công cũng như khi thất bại, thậm chí phá sản.

Sputnik: Chân thành cảm ơn Tiến sĩ Vũ Đình Ánh và PGS. TS. Đặng Hoàng Linh đã dành thời gian cho Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала