Về tình trạng báo động tỉ lệ người đứng đầu các cấp hành chính không tiếp công dân, không tham gia các phiên tòa hành chính theo luật định đã được nêu trong các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp, ông Kim bày tỏ:
"Cần các biện pháp hành chính mạnh của cơ quan cấp trên để xử lý, kiểm điểm, khắc phục bằng được tình trạng này".
"Nếu kéo dài tình trạng như vậy thì hậu quả là tâm tư, nguyện vọng của nhân dân không được giải quyết, người dân mất niềm tin vào chính quyền. Tôi nghĩ đơn thư của người dân cần được phân loại, cái nào đúng, cái nào không đúng. Đúng thì phải giải quyết, không đúng thì cũng phải trả lời, nói đầy đủ cho dân hiểu. Chứ cứ né tránh, chuyển đơn thư lòng vòng để làm gì?", đại biểu Hải Dương nói.
* Chủ tịch UBND các cấp thường viện dẫn lý do là bận quá nên không sắp xếp được lịch tiếp công dân, không thu xếp dự các phiên tòa hành chính khi người dân kiện, ông bình luận gì?
Đời sống mọi mặt của xã hội, của người dân hằng ngày đều liên quan đến pháp luật, từ khai sinh, khai tử, làm nhà, quản lý đất đai…, đều liên quan đến chính quyền. Người dân có quyền đề nghị, yêu cầu lãnh đạo giải quyết đúng thẩm quyền và đúng pháp luật, và khi đó người lãnh đạo không được né tránh.
* Theo quy định của Luật tiếp công dân thì chủ tịch UBND cấp tỉnh phải tiếp dân ít nhất mỗi tháng một lần, chủ tịch UBND cấp xã phải tiếp dân ít nhất mỗi tuần một lần, phải công khai lịch tiếp công dân. Nhưng theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì tỉ lệ tiếp dân đúng pháp luật rất hạn chế, nhưng luật lại không quy định chế tài, vậy thì phải làm gì trước vi phạm pháp luật của người đứng đầu?
Đối tượng làm việc chính của chủ tịch UBND là với dân. Nội dung chính của chủ tịch UBND các cấp là với dân, là đời sống nhân dân. Anh không thể nói là bận công việc với cơ quan này cơ quan khác. Cho nên phải dành thời gian cho dân, gần dân.
Không thể nói rằng tôi bận đi làm việc với cơ quan này, cơ quan khác, còn việc dân thì anh lại bỏ. Anh không ý thức đúng vấn đề chứ không phải là không sắp sếp được công việc.
* Xin lấy ví dụ như vụ Thủ Thiêm đang được dư luận rất chú ý. Người dân Thủ Thiêm đã đi kiện suốt hai thập kỷ, vừa rồi phải bao nhiêu cơ quan vào cuộc thì mới làm lộ ra bao nhiêu vấn đề, sáng nay Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đang phải tiếp dân lần thứ 3 để tháo gỡ các nút thắt, sửa cái sai từ nhiều năm trước…
Trong câu chuyện này, có những việc giải quyết được, có những việc bất khả kháng thì anh phải giải thích với người dân, phải có lựa chọn phù hợp. Chuyện xảy ra hai mươi năm rồi, có những việc không thể đi lại từ đầu. Những cái sai thì đã sai rồi, bây giờ là chữa cháy. Đã chữa cháy thì phải có đa số người dân ủng hộ.
* Không chỉ lười tiếp dân, chủ tịch UBND các cấp còn né tránh nghĩa vụ tham gia các phiên tòa hành chính khi bị dân kiện, mặc dù đây là quy định của pháp luật và họ đã vi phạm, nhưng dường như chưa ai bị xử lý?
* Vậy theo ông thì chế tài nào cho các vị chủ tịch như vậy?
— Tốt nhất là ông nên nghỉ đi. Pháp luật quy định như vậy mà ông không làm, ông tránh né thì ông không nên làm chủ tịch nữa.